THƯ VIỆN ẢNH ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI
365 BÀI HÁT NGỌN LỬA TRÁI TIM
Love Telling Nhật Huyền nhắn với ĐỘI CTXH: Chúc mừng sinh nhật lần thứ 30 của Đội! <3 VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với ...: ... Trần Vy nhắn với anh Ninh Tiến Đạt: Boss chayooooo!!! Xuyến Nguyễn nhắn với ĐỘI CTXH: HAPPY NEW YEAR 2017 Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: Đời loài người này rất vội Em ơi cứ sống sao cho mình thấy vui Sống như ta chưa từng được sống Cầm bàn tay ta đi qua đêm dài is2CTXH nhắn với mọi người: Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Đừng để tuổi trẻ mình trôi qua một cách nhạt nhẽo, b Xuyến Nguyễn nhắn với ...: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ MỘT KỲ THI TỐT ĐẸP VÀ MỘT CHUYẾN ĐI MHX THẬT Ý NGHĨA Quang Duy nhắn với mọi người: Sức trẻ Kinh tế đang đến rất gần rồi, cùng cố gắng để có một ngày Hội trại thật vui và thành công nhé! Xuyến Nguyễn nhắn với K40 - K41: chúc các bạn một kỳ nghĩ dưỡng thật vui vẻ.

+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20

Chủ đề: "Công Tác Xã Hội" là "Xây Dựng Kinh Tế". Tại sao không?

  1. #1
    Họ tên
    Nguyen Phuong Lam
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    204
    Thanks
    222
    Thanked 352 Times in 84 Posts

    Mặc định "Công Tác Xã Hội" là "Xây Dựng Kinh Tế". Tại sao không?

    Chính xác điều tôi muốn nói là đưa mục tiêu " Góp phần xây dựng kinh tế địa phương" vào trong mục tiêu của những hoạt động công tác xã hội của Đội.

    Tại sao tôi lại đề xuất vấn đề này, có một vài nguyên nhân sau:

    - Mục tiêu của chúng ta khi tổ chức những chuyến công tác đến những địa phương ở vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn đó là giúp họ cải thiện một phần đời sống vật chất cũng như tinh thần.

    - Tuy nhiên, với những tư duy kinh tế được học trên ghế nhà trường chắc hẳn đa số các bạn cũng biết rằng cải thiện điều kiện kinh tế là vấn đề đầu tiên, cốt lõi khi muốn cải thiện điều kiện sống (cả vật chất lẫn tinh thần). Và cách tốt nhất để cái thiện điều kiện kinh tế không phải là đem lại những hàng hóa, dịch vụ sẵn có mà là phương pháp để tạo ra chúng. Bài học " Con cá và cái cần câu"

    - Tiếp theo, Đội viên Đội CTXH trường đại học kinh tế TP.HCM hầu hết là sinh viên của trường, việc áp dụng những kiến thức được học vào thực tế là điều mà các bạn đang cần.

    - Đã có những mô hình thực hiện thành công với cách thức thực hiện đơn giản và theo tôi là nằm trong khả năng của Đội CTXH trường ĐHKT Tp.HCM.


    Những điều sẽ đạt được:

    - Kinh tế địa phương, điều kiện sống của các hộ gia đình được nâng lên từ đó cải thiện những mặt khác của đời sống - đạt được mục tiêu của hoạt động công tác xã hội.

    - Tạo môi trường cho các bạn sinh viên áp dụng những kết quả nghiên cứu của mình vào thực tiễn đem lại được những kết quả có giá trị => Xây dựng, củng cố dần trong các bạn tâm niệm "hoạt đông kinh tế vì cộng đồng".

    - Gắn hình ảnh của sinh viên, của trường ĐH Kinh tế với các hoạt động công tác xã hội. Từ đó hình thành một bản sắc riêng, tự hào riêng của Đội. (như những hoạt động rất riêng của trường ĐH Bách Khoa các bạn đã biết)

    - Tạo điều kiện cho các bạn tham gia vào các hoạt động của Đội vì bây giờ việc học và việc tham gia phong trào đã xích lại gần với nhau.


    Những thuận lợi (do chủ quan nên không đưa khó khăn vào):

    - Phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên hiện đang được đẩy lên rất cao nhưng thiễu tính ứng dụng.

    - Có nhiều CLB học thuật, trong đó YORE (CLB Nghiên cứu kinh tế trẻ) cũng rất quan tâm và sẵn sàng hợp tác với Đội để triển khai ý tưởng.

    - Các thầy cô trong khoa Kinh Tế Phát Triển cũng rất ủng hộ, sẵn sàng hướng dẫn nghiên cứu và hỗ trợ việc tìm nguồn quỹ để thực hiện những dự án kinh tế có tính khả thi.

    - Kinh nghiệm tổ chức, tiếp xúc với địa phương, khả năng nắm bắt tình hình của các bạn BDH, anh chị cựu Đội viên, các bạn Đội viên.



    Trên đây là một số vấn đề liên quan đến ý tưởng tôi đề xuất. Và chắc chắn rằng ý tưởng này không chỉ có mình tôi quan tâm (thực tế chứng minh) nên tôi hy vọng rằng các bạn sẽ đóng góp thêm vào ý tưởng này dù ít dù nhiều. Đừng im lặng khi các bạn còn quan tâm nó!

    View more latest threads same category:

    Last edited by nplam1007; 19-05-2011 at 06:51 PM.
    Nguyễn Phương Lâm k34. Social Work Team.
    Email:nplam1007@gmail.com
    yahoo: bigboy_is_your_friend101
    Phone number: 0945718111

  2. The Following 18 Users Say Thank You to nplam1007 For This Useful Post:

    dangvan1308 (19-05-2011), greengrass17 (19-05-2011), loang_oc (21-05-2011), Mr.Gió (20-05-2011), nhiheo_roik35 (19-05-2011), nhoc_lee34 (19-05-2011), nhok_hama (19-05-2011), peden (19-05-2011), phongmay_long (19-05-2011), Ruồi Trâu (10-06-2012), Sâu róm (21-05-2011), Tha Baby (20-05-2011), than_trom157 (19-05-2011), tinhmaik (20-05-2011), tony00 (21-05-2011), ve_kon1012 (20-05-2011), xuancuong_kt08 (19-05-2011), yetkieuk28 (19-05-2011)

  3. #2
    Họ tên
    Đặng Khánh Vân
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Tuổi
    31
    Bài viết
    178
    Thanks
    612
    Thanked 892 Times in 119 Posts

    Mặc định

    Theo cái nhìn chủ quan của em, hoạt động của Đội mình khá thiên về mảng phong trào, góp phần củng cố những kĩ năng mềm và tạo ra được một môi trường tập thể rất lành mạnh cho các bạn đội viên. Tuy nhiên vì thời gian dành cho đội khá nhiều nên nhiều mảng học thuật khác các bạn bị hạn chế tham gia. Nếu có thể làm được như a nói thì Đội mình thật "tài đức" vẹn toàn.
    Tuy nhiên,cái e vẫn băn khoăn là mình sẽ làm như thế nào ? Những gì mà e học trên lớp làm sao áp dụng?

  4. The Following 5 Users Say Thank You to dangvan1308 For This Useful Post:

    muatrensamac (19-05-2011), nhok_hama (19-05-2011), peden (19-05-2011), phongmay_long (20-05-2011), tinhmaik (20-05-2011)

  5. #3
    Họ tên
    Hồ Văn Tình
    Ngày tham gia
    Nov 2009
    Đang ở
    :: Nghệ An ::
    Bài viết
    167
    Thanks
    124
    Thanked 807 Times in 96 Posts

    Exclamation

    Từ ý tưởng hay đến hiện thực là cần cả 1 thời gian nỗ lực phấn đấu và cả những sự đánh đổi lớn.

    Ở đây em hiểu theo ý tưởng của anh như là mình sẽ làm 1 dự án CTXH cho địa phương gặp khó khăn để phát triển kinh tế ( nếu sai thì anh Lâm pm lại nhé ). vậy để làm được dự án mình sẽ mất rất nhiều thời gian từ khâu chon địa phương nghiên cứu cho tới khảo sát, lập dự án,liên hệ tài trợ... Sẽ mất rất nhiều thời gian, mà lịch dành cho các hoạt động truyền thống của Đội mình hầu như đã kín lịch cả nhiệm kì, vậy nếu đưa ra thực hiện liệu Đội có dám đánh đổi một số hoạt động truyền thống để phát triển 1 ý tưởng mới ( nhưng đã cũ ), dành thời gian nghiên cứu để phát triển kinh tế địa phương không.?
    Em nghĩ để đóng góp cho 1 ý tưởng hay thì mình nên đưa ra các khó khăn để thấy các vấn đề và cùng nhau giải quyết nó trước khi xem xét và đưa ra thực hiện.!

    Cuối cùng, chúc cho ý tưởng của anh sẽ có thật nhiều ý kiến đóng góp và sớm có quyết định cụ thể.
    *** *******
    HỒ VĂN TÌNH
    Y!h: tinh_maik
    Phone number: 0989822153
    Email: hovantinh@ctxh.vn

    _Người hạnh phúc nhất chính là người đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất_

  6. The Following 2 Users Say Thank You to tinhmaik For This Useful Post:

    phongmay_long (20-05-2011), sakichuki (05-01-2012)

  7. #4
    Họ tên
    Nguyen Phuong Lam
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    204
    Thanks
    222
    Thanked 352 Times in 84 Posts

    Mặc định

    Những câu hỏi thiệt là hay! Trước khi trả lời phần nội dung, giải đáp thắc mắc của Tình là tại sao không có khó khăn. Vì theo "chủ quan" dùng từ khó khăn chỉ làm chúng ta chùn bước nên anh nghĩ mình nên gọi là vướng mắc, thách thức cần giải quyết và trên hết
    sinh viên Kinh tế - Đội viên Đội CTXH làm được tất cả.
    Last edited by nplam1007; 20-05-2011 at 12:43 PM.
    Nguyễn Phương Lâm k34. Social Work Team.
    Email:nplam1007@gmail.com
    yahoo: bigboy_is_your_friend101
    Phone number: 0945718111

  8. #5
    Họ tên
    Nguyen Phuong Lam
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    204
    Thanks
    222
    Thanked 352 Times in 84 Posts

    Mặc định

    @a. Thành: em cảm ơn anh! Nếu có khó khăn về mặt nào a cũng ủng hộ đúng ko anh! Hì

    @Tình: cái em nêu ra đúng là một trong những hướng mở rộng (về lâu dài) của ý tưởng. Nhưng theo anh thì trước mắt việc mà mình cần làm là đưa nó vào trong mục tiêu của các hoạt động của mình. Ví dụ là mình có thể bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi, những hộ gia đình ở nơi mình đi công tác lần này có những khó khăn gì trong kinh tế, mình có thể giúp gì cho họ? Cụ thể là Mùa hè xanh này chúng ta đi Sóc Trăng. (có thể lập một chủ đề nữa về những ý tưởng cho MHX này liên quan đến làm kinh tế em nhỉ).
    Thêm một điều nữa, cái này ngoài ý chính nhưng a muốn trao đổi với em, đó là em thử nghĩ xem ngoài cách Đội tự thân vận động từ A -> Z để nghiên cứu, thực hiên một mô hình kinh tế chúng ta có thể kết hợp ko? Kết hợp với CLB học thuật, với các bạn SV yêu nghiên cứu?

    @ Bé Vân: Có lẽ để trả lời câu hỏi của chính mình em có thể tìm hiểu thêm một số đề tài khoa học của trường mình do sinh viên, cũng như các thầy cô làm theo "đơn đặt hàng" của địa phương. Một cách nữa là học hỏi từ các bạn của mình (như ở SIFE, YORE...)

    Cảm ơn những đóng góp đầu tiên và sẽ còn nữa của anh và các em.
    Nguyễn Phương Lâm k34. Social Work Team.
    Email:nplam1007@gmail.com
    yahoo: bigboy_is_your_friend101
    Phone number: 0945718111

  9. The Following 3 Users Say Thank You to nplam1007 For This Useful Post:

    dangvan1308 (20-05-2011), nhok_hama (21-05-2011), tony00 (21-05-2011)

  10. #6
    Họ tên
    đọc ngược lại
    Ngày tham gia
    May 2009
    Đang ở
    Quận 1
    Tuổi
    41
    Bài viết
    18
    Thanks
    4
    Thanked 2 Times in 2 Posts

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi nplam1007 Xem bài viết
    @a. Thành: em cảm ơn anh! Nếu có khó khăn về mặt nào a cũng ủng hộ đúng ko anh! Hì
    .
    Anh Thành K28 rất mạnh về nhiều mặt. Phải tận dụng tối đa vào
    Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi!

  11. #7
    Họ tên
    Hồ Văn Tình
    Ngày tham gia
    Nov 2009
    Đang ở
    :: Nghệ An ::
    Bài viết
    167
    Thanks
    124
    Thanked 807 Times in 96 Posts

    Mặc định

    Hì, anh nói MHX làm em lại nhớ đến năm ngoái. Mới đó mà đã 1 năm rồi, nhanh thật.

    Về phần lộ trình phát triển của ý tưởng: Nếu anh đã có luôn ý tưởng về lộ trình phát triển thì anh đưa lên cho mọi người đọc luôn nhé. Đi MHX hay công tác chỉ đặt ra những câu hỏi không thì e thấy chưa ổn, nếu mà mình đặt ra những câu hỏi và mọi người ngồi lại với nhau bàn về những câu hỏi của nhau, xem câu hỏi nào là quan trọng nhất và tìm hướng giải quyết. Biết đâu dân SV Kinh tế mình lại tìm được đâu đó những điều thú vị mà địa phương không nhìn ra.

    Còn về thầy cô thì theo em thầy cô Khoa nào cũng sẵn sàng giúp đỡ thôi ( không những Khoa Kinh Tế Phát Triển, Hì ). Nhưng để có được sự giúp đỡ của Thầy cô thì mình cần phải có cái gì ? không chỉ là nhiệt huyết làm CTXH mà cần phải có những kiến thức nền tảng, những hiểu biết sâu rộng về vấn đề mình nghiên cứu. Để làm 1 dự án, nếu mình không có sự chuẩn bị về kiến thức cũng như kinh nghiệm thì rất khó thực hiện nó. Giờ lực lượng chính ở trong Đội là K34, K35, K36 thử hỏi có bao nhiêu người sẵn sằng và có đủ điều kiện làm một đề án như là một đề tài nghiên cứu khoa học ( Như YORE và SIFE thường làm ).? Và liệu mình kết hợp với những clb học thuật thì sẽ kết hợp như thế nào.? theo em nghĩ thì clb học thuật chỉ có thể giúp mình những kỹ thuật về nghiên cứu, hay những kinh nghiệm nghiên cứu. Có lẽ đây là những câu hỏi lớn nữa của ý tưởng.
    *** *******
    HỒ VĂN TÌNH
    Y!h: tinh_maik
    Phone number: 0989822153
    Email: hovantinh@ctxh.vn

    _Người hạnh phúc nhất chính là người đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất_

  12. #8
    Họ tên
    Trần Chi Sa
    Ngày tham gia
    Apr 2009
    Tuổi
    34
    Bài viết
    189
    Thanks
    272
    Thanked 281 Times in 76 Posts

    Mặc định

    Tại sao mình suy nghĩ phải là một "đề tài nghiên cứu khoa học" hay "dự án" và mình phải tự làm??? Điều đó làm cho mình thấy khó khăn hơn thôi.
    Hãy nghĩ đơn giản hơn để mình biết được mình có thật sự muốn làm hay không, xuất phát từ những cái đơn giản nhất rồi từ từ phát triển lên, đừng đặt vấn đề quá lớn ngay từ đầu sẽ làm chùn bước của mình.
    Thật sự mình cũng đã làm rồi đó như mô hình lọc nước trong công tác vừa rồi - đó là cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân (cái này cũng trong kinh tế vậy). Hãy làm quen từ những cái đơn giản nhất.
    Còn để kết hợp các nhóm nghiên cứu hay các bạn sinh viên thì bây giờ mình có thể học tập các mô hình hay đề tài nghiên cứu của các bạn. Các dự án của SIFE được các bạn áp dụng thực tế và mình có thể học hỏi hoặc ứng dụng nếu thấy phù hợp với địa phương. Còn các bài nghiên cứu của các bạn SV có thể chỉ là trên giấy nhưng mình có thể làm thực tế. Điều này hiện thực hơn và tạo được phong trào yêu thích nghiên cứu khoa học trong SV cũng như Đội viên mình.
    Bước đầu hãy đi từ những cái có sẵn, học tập rồi sáng tạo.
    Trần Chi Sa - k34
    Y!M: salem_1301
    E-mail: tranchisa@gmail.com
    Tel: 01234979853

  13. The Following 3 Users Say Thank You to salem For This Useful Post:

    dangvan1308 (20-05-2011), loang_oc (21-05-2011), nhok_hama (21-05-2011)

  14. #9
    Họ tên
    Nguyen Phuong Lam
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    204
    Thanks
    222
    Thanked 352 Times in 84 Posts

    Mặc định Mô hình 1 - QUỸ XOAY VÒNG - phương án giải quyết nhu cầu vốn

    Mô hình 1 – Quỹ Xoay Vòng

    Từ thất bại của thị trường đến việc hình thành quỹ.

    Thất bại thị trường ở đây là “thông tin bất cân xứng” giữa người đi vay và người cho vay. Cụ thể ở đây là các hộ gia đình khó khăn và nguồn vốn từ các chương trình chính phủ (như chương trình 135); ngân hàng chính sách, các quỹ hỗ trợ phi chính phủ.
    Điều này xuất hiện khi các hộ gia đình đi vay vốn và sau khi các hộ đã được vay.
    - Khi đi vay, người cho vay không biết được các hộ gia đình này có thực sự khó khăn về vốn hay không.
    - Sau khi được cho vay, người được vay sử dụng vốn theo cách của mình và người cho vay khó mà biết được nguồn vốn vay đó có được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả hay không.
    Có thể khắc phục thất bại này bằng cách kiểm tra, giám sát tuy nhiên chi phí cho việc này không nhỏ.

    Từ đó các nhà kinh tế mới đề xuất một giải pháp cho vấn đề giải quyết nhu cầu vốn đó là mô hình “ Quỹ xoay vòng”. Nó khắc phục được tình trạng thông tin bất cân xứng. Tại sao? Ta sẽ tìm hiểu thử một ví dụ về cách thức vận hành của quỹ này.
    Ví du: Có một nhóm các hộ gia đình gồm khoảng 8 hộ, 2 trong số 8 hộ đó sẽ được vay 2 tr. đồng/hộ không tính lãi để sản xuất, kinh doanh. Sau thời gian nhất định, ở đây là 1 năm các hộ này sẽ phải hoàn vốn lại cho quỹ. Sau đó, 2 hộ gia đình tiếp theo tiếp tục được vay để làm ăn và cứ như thế tiếp tục.
    Điều kiện được vay ở đây là 2 hộ vay trước phải hoàn vốn lại cho quỹ nên sẽ tự nhiên hình thành một cơ chế giám sát, hỗ trợ lẫn nhau cùng sản xuất để sau đó mình cũng được vay. Chi phí cho việc giám sát quản lý bây giờ hầu như không đáng kể và hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn nhiều.

    Đọc đến đây có lẽ các bạn có 2 câu hỏi: 1, làm thế nào để xác định 2 hộ vay trước. 2, theo thời gian giá trị của tiền sẽ mất dần vậy những người vay sau sẽ thiệt hơn người vay trước.

    - Với câu hỏi 1, xác định 2 hộ vay trước bằng cách dựa vào nhu cầu vốn thực sự của hộ gia đình đó so với những hộ còn lại. Có thể thông qua các dự án kinh tế mà hộ gia đình đó dự định thực hiện. Các bạn nghĩ có thể sẽ xuất hiện tiếp “thông tin không cân xứng” nhưng bây giờ ảnh hưởng của nó không còn nghiêm trọng nữa vì đã có cơ chế giám sát, hỗ trợ sau đó.

    - Tiếp câu hỏi 2, chính vì điều này nên quỹ sẽ cần được tài trợ thêm qua các năm và phần tài trợ thêm đó sẽ không nhiều. Và biết đâu hộ gia đình được vay vốn trước làm ăn thành công lại đầu tư tiếp cho quỹ đó thì sao?

    (Trên đây là những kiến thức mình học được từ giáo trình kinh tế vi mô 2)


    Khi áp dụng thực tế, những việc chúng ta cần làm:

    - Tìm hiểu về phương thức, thói quen sản xuất, sinh hoạt của cụm dân cư.
    - Tìm hiểu về thế mạnh của địa phương. (như trồng cây gì, nuôi con gì có lợi…)
    - Tìm hiểu về vốn xã hội (quan hệ giữa các hộ gia đình)
    - Tìm nguồn tài trợ cho quỹ.

    Để đạt được những vấn đề sau:

    - Xác định nhu cầu vốn – thực sự cần vốn để phát triển sản xuất
    - Quy mô nhóm các hộ gia đình, quy mô vốn tối thiểu cần có
    - Thời gian xoay vòng.
    - Xác định được cụm dân cư nào nên áp dụng trước.
    - Những cam kết cần có khi thực hiện mô hình.
    - Có nguồn tiền đủ để thực hiện.

    Đó là những bước đầu tiên để có thể áp dụng mô hình.


    Mô hình trên đây có lẽ các bạn thấy quen quen vì nó đã được áp dụng thành công ở nhiều địa phương và ngay cả một số khu dân cư trong Tp.HCM.

    @Tình35: Anh nghĩ đây một phần sẽ giải đáp được vướng mắc của em trong việc chúng ta sẽ làm như thế nào.
    @Sak34: Cảm ơn ý kiến của bạn. Hy vọng nhiều bé sẽ cảm nhận được tinh thần đó
    Nguyễn Phương Lâm k34. Social Work Team.
    Email:nplam1007@gmail.com
    yahoo: bigboy_is_your_friend101
    Phone number: 0945718111

  15. The Following 6 Users Say Thank You to nplam1007 For This Useful Post:

    dangvan1308 (20-05-2011), loang_oc (21-05-2011), nhok_hama (21-05-2011), phongmay_long (20-05-2011), than_trom157 (21-05-2011), tinhmaik (21-05-2011)

  16. #10
    Họ tên
    Nguyen Phuong Lam
    Ngày tham gia
    Jun 2009
    Bài viết
    204
    Thanks
    222
    Thanked 352 Times in 84 Posts

    Mặc định

    @Tình: Có lẽ những câu hỏi của em sẽ không lớn nếu như em chịu chia nhỏ nó thành những câu hỏi nhỏ như chị Sa gợi ý.
    Nguyễn Phương Lâm k34. Social Work Team.
    Email:nplam1007@gmail.com
    yahoo: bigboy_is_your_friend101
    Phone number: 0945718111

+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình