SODIS là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Solar Water Micro-Organism Disinfection, nghĩa là “Xử lý vi sinh vật trong nước bằng ánh sáng mặt trời”.
Các bước tiến hành
1. Chuẩn bị chai:
a. Chất liệu chai:
Các chai nhựa làm bằng vật liệu trong, tốt nhất là loại PET, chai PET có ít các chất phụ gia là những chất giúp ổn định tia cực tím nhằm tăng độ bền của chai hoặc để bảo vệ chai và chất chứa bên trong khỏi bị ôxi hóa bởi các tia cực tím. Có thể cả chai nhựa tái chế và chai nhựa đã dùng một lần để chứa nước.
b. Hình dạng và dung tích chai:
Các chai PET có dung tích nhỏ hơn 2 lít là những vật chứa phù hợp cho SODIS vì:
- Các chai PET không vượt quá độ sâu 10cm khi đặt nằm ngang để phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Các chai PET có thể đậy nắp được, tránh tái nhiễm khuẩn nước đã được khử trùng.
Lưu ý!
- Khi chai nhựa bị xước nhiều, cũ hoặc chuyển màu nên thay bằng chai khác, vì những chai như vậy làm giảm khả năng truyền tia cực tím, nên làm giảm hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có trong nước.
- Không sử dụng chai màu (không đủ truyền đủ bức xạ tia cực tím vào trong nước)
c. Chuẩn bị: Rửa sạch các chai bằng giẻ mềm và nước rửa.
2. Chất lượng nước:
Các lọai nước có thể áp dụng phương pháp SODIS:
- Nước bị ô nhiễm về mặt vi sinh.
- Nước có độ đục thấp và không chứa các tạp chất.
- Nước không chứa các thành phần hóa học vượt quá chỉ tiêu cho phép.
Độ đục của nước: Nước đục giảm hiệu quả của phương pháp, rất dễ để xác định độ trong suốt của nước bằng mắt thường. Để kiểm tra, bạn đổ đầy nước vào chai PET rồi đặt trên tiêu đề của 1 tờ báo cũ, sau đó ta nhòm xuống đáy chai trên xuống nếu chữ tiêu đề vẫn đọc được thì nước ấy có thể dùng được. Nếu không thể đọc rõ được chữ, cần tiến hành lọc nước. Việc đo đục phải được thực hiện trong bóng râm để tránh bị ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời làm việc đo không chính xác.
Cách xử lý nước bị đục:
- Nước từ thiên nhiên (nước sông, nước mưa,..) được tích trữ vào các thiết bị chứa nước như lu, khạp, thau, chậu... để cho lắng cặn một ngày, hoặc lọc bằng cát hay vải, dùng phèn chua để kết tủa cặn, lọc lấy phần trong.
- Dùng phèn chua cho vào nước là phương pháp hiệu quả để kết tủa cặn bẩn làm giảm độ đục của nước.
-->Tốt nhất nên lọc nước bằng bình lọc cát sinh học.
3. Đổ nước vào chai:
Lấy phần nước trong đổ đầy tràn qua miệng chai và đậy nắp kín. Nếu không đổ đầy sẽ tạo khoảng trống giúp vi khuẩn có điều kiện phát triển.
4. Phơi nắng:
Phơi nằm ngang hoặc theo một góc phẳng theo hướng mặt trời trên mái tôn múi hoặc mâm nhôm đặt ở nơi cao ráo dưới nắng từ 6giờ -17 giờ nếu trời nắng gắt hoặc 2 ngày nếu trời râm mát hoặc mưa ngắt quãng.
Lưu ý!
- Không đặt các chai trên mái nhà lợp bằng rơm để tránh nguy cơ cháy.
- Trong thời gian phơi nắng, đảm bảo các chai không bị bóng râm che khuất.
- Phơi nước từ 6h sáng đến 5h chiều trong điều kiện trời nắng, không có mây, nhiệt độ buổi trưa đạt 310C trở lên.
- Phơi nước trong vòng 2 ngày liên tục nếu trời có mây che phủ, không đảm bảo 6 giờ nắng liên tục, trời nhiều mây hoặc bị mưa ngắt quãng hoặc nhiệt độ buổi trưa thấp hơn 310C.
- Không được đặt chai thẳng đứng.
5. Uống nước sau khi phơi:
Nước đã qua xử lý nên giữ trong chai và uống trực tiếp từ chai, hoặc rót vào cốc chén ngay trước khi uống để dùng ngay. Bằng cách này có thể ngăn tái nhiễm khuẩn vào nước đã xử lý.
Về bản chất, SODIS chỉ là một biện pháp khử trùng thay thế các phương pháp khác như đun sôi, xử lý bằng clorine hay qua đèn cực tím. Đây chỉ là một công đoạn trong quy trình xử lý nước gồm ba bước là: Lắng, lọc và khử trùng. Để có thể tiêu diệt toàn bộ vi trùng gây bệnh, phương pháp SODIS nên được kết hợp với các công đoạn lắng và lọc khác để đảm bảo nước cho vào chai là nước trong.
Các anh chị và các bạn nếu có thắc mắc có thể hỏi ngay tại topic này nhen! Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các anh chị và các bạn.![]()
View more latest threads same category:
- Mẹo cải thiện khả năng giao tiếp của...
- Nghề Đội trưởng
- Tài liệu tập huấn cho Nhóm truyền thông MHX...
- [MIỄN PHÍ] Hội Thảo Những Quyết Định Thay...
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả - Cùng...
- Kiến thức HIV/AIDS kỳ 4 - Cuộc thi online...
- Kiến thức HIV/AIDS kỳ 3 - Cuộc thi online...
- Kiến thức HIV/AIDS kỳ 2 - Cuộc thi online...
- Kiến thức HIV/AIDS kỳ 1 - Cuộc thi online...
- Tài liệu sơ cấp cứu