I_Vật dụng cần thiết
- Thùng phuy nhựa 200 lít
- Cát, đá, than hoạt tính (hoặc than củi).
- Ống nhựa D21 (đường kính 21mm), kẹp phi D21, kua chữ L (ống nối L, có ren ngoài), vòi xả D21, thước chữ T.
- Keo dán ống nước, keo lụa.
- Nước Clo, vải trắng 70 x 70 cm
II_Quy trình tiến hành:
Gồm có các bước sau:
1. Đặt phuy sạch cân bằng, nơi khô ráo, sạch sẽ.
2. Rửa cát, đá sạch sẽ bằng nước clo
3. Dùng ống bơm tay để làm thông ống dẫn nước.
4. Đổ 20 lít nước vào phuy (1/10 thùng) trước khi đổ đá, cát và than.
5. Đổ đá 12mm vào phuy, dùng thước chữ T để san bằng, lớp đá dày 5cm
6. Đổ đá 6mm vào phuy, san bằng phẳng, lớp đá dày 5cm.
7. Cho miếng vải mỏng 70x70 (Cm) lên bề mặt
8. Cho than hoạt tính vào, san bằng, lớp than dày 10 - 20cm. Than đã ngâm nước.
9. Cho miếng vải mỏng 70x70 (Cm) lên bề mặt
10. Đổ cát vàng vào, san bằng, lớp cát dày 20 cm.
11. Đặt rổ/ mâm làm tấm khuếch tán rồi đổ nước đã lắng trong vào.
III. Giải thích công dụng:
Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch.
IV. Một số lưu ý:
1. Phải luôn có nước trên lớp cát để cát không bị khô, tạo lớp màng sinh học -> lọc được cả vi khuẩn.
2. Có thể gắng phao để theo dõi.
3. ống lượt ở dưới đáy. -> dễ thoát nước.
4. Khi cấp nước phải nhẹ nhàng.
5. Trước khi dùng cần rửa sạch tất cả vật liệu bằng clo, trừ than hoạt tính.
6. Thay cát định kì (3->6 tháng),các vật liệu khác chỉ cần rửa sạch lại thay toàn bộ sau 1 năm.
7. Có thể cho các vật liệu trên vào từng túi riêng biệt để tiện cho việc thay/ rửa.
8. Nếu không mua được than hoạt tính có thể đốt gỗ/củi thành than sau đó cho ngay vào nước, lưu ý không được dùng gỗ lim, xoan vì các loại này có chứa độc tố không sử dụng được.
9. Nước sau khi lọc nếu muốn uống cần nấu lại hoặc dung phương pháp SODIS
10. Nước phải được xử lý trước khi cho vào bình lọc bằng cách lọc qua vải, lắng phèn...
11. Nên khởi động trước 3 tuần để bình lọc có thể hình thành lớp màng sinh học
12. Sau mỗi lần lọc hết nước trong bình, bình phải ngưng thời gian khoảng 1h sau đó lại đổ tiếp nước vào.
V. Ưu điểm:
1. Thích hợp với nước ngầm, nước sông
2. Có thể để ở nhà, tàu thuyền....
3. Rất thích hợp dùng sau lũ lụt.
4. Dễ thực hiện, nguyên liệu đơn giản với giá thành rẻ
5. Hiệu quả lọc cao (khoảng 95%)
6. Giảm rất tốt phèn và sắt.
VI. Nhược điểm:
- Khó kiểm soát được tốc độ lọc.
- Chưa có cơ chế xúc xả tự động, phải làm bằng thủ công.
Mong nhận được đóng góp từ các anh chị và các bạn để có thể khắc phục được những hạn chế và hoàn thiện chương trình hơn. Các anh chị và cá bạn có thể liên hệ anh Thanh k35 01656032254 hoặc bạn Ngọc Hân k36 01694208111 để biết rõ hơn về chương trình cũng như phương pháp này
![]()
View more latest threads same category:
- Mẹo cải thiện khả năng giao tiếp của...
- Nghề Đội trưởng
- Tài liệu tập huấn cho Nhóm truyền thông MHX...
- [MIỄN PHÍ] Hội Thảo Những Quyết Định Thay...
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả - Cùng...
- Kiến thức HIV/AIDS kỳ 4 - Cuộc thi online...
- Kiến thức HIV/AIDS kỳ 3 - Cuộc thi online...
- Kiến thức HIV/AIDS kỳ 2 - Cuộc thi online...
- Kiến thức HIV/AIDS kỳ 1 - Cuộc thi online...
- Tài liệu sơ cấp cứu