THƯ VIỆN ẢNH ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI
365 BÀI HÁT NGỌN LỬA TRÁI TIM
Love Telling Nhật Huyền nhắn với ĐỘI CTXH: Chúc mừng sinh nhật lần thứ 30 của Đội! <3 VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với ...: ... Trần Vy nhắn với anh Ninh Tiến Đạt: Boss chayooooo!!! Xuyến Nguyễn nhắn với ĐỘI CTXH: HAPPY NEW YEAR 2017 Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: Đời loài người này rất vội Em ơi cứ sống sao cho mình thấy vui Sống như ta chưa từng được sống Cầm bàn tay ta đi qua đêm dài is2CTXH nhắn với mọi người: Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Đừng để tuổi trẻ mình trôi qua một cách nhạt nhẽo, b Xuyến Nguyễn nhắn với ...: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ MỘT KỲ THI TỐT ĐẸP VÀ MỘT CHUYẾN ĐI MHX THẬT Ý NGHĨA Quang Duy nhắn với mọi người: Sức trẻ Kinh tế đang đến rất gần rồi, cùng cố gắng để có một ngày Hội trại thật vui và thành công nhé! Xuyến Nguyễn nhắn với K40 - K41: chúc các bạn một kỳ nghĩ dưỡng thật vui vẻ.

+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: một vài kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ

  1. #1
    Họ tên
    hồng vân
    Ngày tham gia
    Dec 2010
    Tuổi
    31
    Bài viết
    161
    Thanks
    592
    Thanked 643 Times in 125 Posts

    Mặc định một vài kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ

    Tình cờ lướt qua 1 trang web và đọc được nhiều thông tin hữu ích nên mình post lên diễn đàn cho mọi người xem. Mình cũng không chắc chắn về tính khoa học, chính xác của những thông tin này nhưng cảm thấy nó cũng khá tin cậy.
    Hình ảnh minh họa của những bài viết này khá hay nhưng mình không biết post lên như thế nào nên nếu thích các bạn có thể trực tiếp đọc ở trang nguồn.
    Cách cứu người khi bị tai nạn sông nước
    Khi thấy có người bị rơi xuống nước sâu, hãy gọi người tới giúp, đồng thời tìm mọi cách cứu họ lên.
    Trong trường hợp nạn nhân Ở GẦN BỜ, có thể tận dụng mọi thứ: một chiếc gậy, một cây sào, hoặc một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên được trên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn… đều có thể dùng làm phao để cứu người bị nạn. Hãy níu chặt lấy một thân cây, một mô đất hoặc một vật gì chắc chắn gần đó rồi ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy và lôi vào bờ.

    Nếu có nhiều người, hãy nắm tay nhau, giăng hàng để kéo nạn nhân vào bờ.
    - Nếu có thuyền, hãy chèo thuyền đến, ghé mạn thuyền cho nạn nhân bám vào. Cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo cho nạn nhân nắm. Trong trường hợp khẩn cấp, buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước dìu nạn nhân lên thuyền.
    - Khi một đứa bé gặp nguy hiểm ở chỗ nước không sâu lắm, có thể dùng áo của mình, quăng ra để đứa bé bám và kéo vào bờ.
    - Nếu BẠN BƠI GIỎI, và nạn nhân ở XA BỜ, không thể dùng gậy hoặc sào cứu, phải cởi quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn cái áo (để hai tay không vướng), bơi nhanh về phía nạn nhân. Khi tới gần, cầm chặt tay áo, tung thân áo để nạn nhân nắm lấy, rồi vừa bơi vừa kéo nạn nhân vào bờ. Nếu tự trang bị cho mình phao cứu hộ, hoặc bất kỳ một vật gì có thể nổi được là tốt nhất.
    - Nếu có dây dài, hãy cột một đầu vào một điểm nào đó thật chắc trên bờ, đầu kia buộc thật nhanh vào người bằng gút GHẾ ĐƠN (nhớ chừa một đoạn khoảng 2m để cột ngang người nạn nhân), bơi tới chỗ nạn nhân,đưa nạn nhân nắm và kéo vào bờ.

    Trong lúc cứu nạn, tìm cách trấn an để người gặp nạn tin là sẽ được cứu thoát. Thực tế cho thấy, sự trấn an của người cứu hộ rất quan trọng. Trấn an kịp thời sẽ cứu được nạn nhân 50% , vì khi yên tâm được cứu, người bị nạn sẽ bớt uống nước.
    LƯU Ý: Giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải pháp cuối cùng. Bởi thực tế đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biết về các phương pháp cấp người bị tai nạn sông nước, nên bị nạn nhân ôm cứng và cả hai cùng chết chìm.
    sư tầm từ e bơi
    Thoát hiểm khi cứu đuối nước
    Bạn bị rơi xuống nước cùng với những người khác hay bạn chủ động xuống cứu người đuối nước cũng cần phải lưu ý.
    Người sắp chết đuối thường rất hoảng loạn nên có một ý chí giành giật mạng sống vô cùng quyết liệt, do đó họ vùng vẫy với một sức mạnh ghê gớm và ôm cứng tất cả những gì có trong tầm tay, nhất là khi thấy có người cứu hộ xuất hiện, họ liền tìm cách ôm chặt lấy. Vì thế, việc cứu hộ sẽ vô cùng nan giải. Phải xác định là có đủ khả năng khống chế được nạn nhân, lúc ấy mới tiếp cận nạn nhân, nếu không cả hai sẽ bị nguy hiểm tới tính mạng.
    Vì vậy, khi bơi đến gần nạn nhân, hãy lặn xuống, vòng ra phía sau lưng nạn nhân, cầm 2 chân người bị nạn đẩy trồi lên và trôi vào bờ. Nếu hết hơi, ta bơi lùi ra một chút, trồi lên lấy hơi rồi lại tiếp tục.

    Khi bị nạn nhân nắm cổ tay:

    Xoay cho một cạnh của cổ tay về phía tiếp xúc giữa ngón cái và bốn ngón còn lại của nạn nhân. Sau đó giựt mạnh, cổ tay ta sẽ tuột ra khỏi bàn tay nắm của nạn nhân.
    Khi bị nạn nhân nắm một chân:

    Co chân bị nắm lại, dùng chân kia đạp mạnh vào cằm của nạn nhân. Ngay lập tức nạn nhân sẽ buông tay ra.
    Khi bị nạn nhân bấu chặt lấy cổ:
    Hít một hơi thật dài và lặn xuống sâu thêm cho họ buông ra. Nếu nạn nhân không chịu buông, ta chắp hai tay lại như tư thế cầu nguyện, rồi hất bung lên cao.

    hoặc luồn hai tay của ta vào trong hai tay của nạn nhân, dùng hết sức một tay thì tống vào cằm của nạn nhân, một tay thì xô mạnh tay của nạn nhân cho tuột ra, rồi nắm lấy cổ tay của họ, vừa trấn an vừa bơi đưa vào bờ.

    Khi bị nạn nhân ôm chặt từ phía sau:

    Lần tìm đến ngón út của nạn nhân và bẻ ngược mạnh về phía sau, nạn nhân sẽ buông ra ngay tức khắc.
    Tự bảo vệ khi bình gas rò rỉ

    Van bình bị rò, ống dẫn gas bị thủng, đứt do chuột cắn hoặc bếp không kín… đều là những nguyên nhân có thể biến bình gas gia đình thành bom nổ chậm.
    Hay gặp nhất là các trường hợp do gioăng của van không kín, không đảm bảo chất lượng hoặc bị lắp ẩu. Kế đến là các vụ rò khí gas do ống dẫn bị mòn, thủng hoặc chuột cắn đứt.
    Bản thân khí gas rò ra không sinh ra vụ nổ, nhưng khi bắt gặp tia lửa điện hoặc có nhiệt độ đủ đạt đến mức gây cháy, hỗn hợp khí gas sẽ bắt cháy, gây nổ mạnh, nguy hiểm cho con người.
    Những bước tự vệ khi phát hiện rò gas.
    - Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà (phát hiện có rò gas), tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.
    - Lập tức mở cửa sổ, chửa chính và khóa van bình.
    - Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, ví dụ quạt nan hoặc mảnh bìa cactong để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.
    - Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.
    - Gọi điện cho nhà cung cấp bình gas đang sử dụng để thay đổi.
    Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
    Về lâu dài, để tránh sự cố rò rỉ gas, chúng ta nên lưu ý những điểm sau:
    - Khi chọn bình gas, nên chọn đại lý chính hãng, có tên tuổi. Bạn phải biết rõ cửa hàng gas nhà mình mua ở đâu, như thế nào, tránh trường hợp đó là sản phẩm của các cơ sở sang chiết lậu.
    - Bằng cảm quan, bình phải còn nguyên vẹn, không móp méo, nước sơn còn tốt, không chóc, rỉ, rỗ.
    - Khi đang thay bình gas, tuyệt đối không được sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó như nổ xe máy, đánh bật lửa.
    - Yêu cầu người thay bình gas phải thử lại độ kín bằng nước bọt xà phòng, cả trong trạng thái mở và khóa van.
    - Gia đình cũng nên tự kiểm tra thường xuyên bếp, ống dẫn gas bằng nước bọt xà phòng.
    - Tủ bếp không nên làm kín, mà phải để hở để có thể ngửi được khí gas rò. Khí gas nặng nên bao giờ cũng tràn xuống dưới đất, vì thế bên dưới tủ bếp chỗ để bình gas nên để thoáng.
    - Hạn chế để lọt khí gas xuống đường ống hoặc các ống cống liên thông với bên ngoài. Nếu trong nhà có cống ở bếp nối với bên ngoài, khi trong nhà có hiện tượng rò gas, khí có thể lan ra đến ngoài đường, gặp tia lửa điện tình cờ có thể cháy ngược vào trong.
    - Về nguyên tắc khi sử dụng xong nên khóa van bình, không chỉ là tắt bếp, bởi có trường hợp chủ nhà đi vắng cả ngày, chuột cắn đứt dây gas mà không biết.
    - Nếu bình gas nhà bạn dùng van vặn thì khi mở chỉ vặn 1-2 vòng (hơi lỏng tay) là đủ, không cần mở hết.
    - Sau 3 – 5 năm sử dụng nên thay ống dẫn gas.
    Những lưu ý khác khi đun nấu:
    - Nếu bình gas mới thay mà có ngọn lửa đỏ, có tia đỏ chứng tỏ chất lượng gas không đảm bảo, lẫn nước hoặc tạp chất. Về nguyên tắc, thường chỉ bình gas sắp hết mới có hiện tượng này.
    - Hạn chế việc dùng nồi có đáy lớn khi dùng bếp gas mini vì lửa có thể trùm xuống bình, rất nguy hiểm.
    - Không dùng bếp quá cũ vì rỉ sét và cặn thức ăn lưu cữu, dễ gây tắc nghẽn ống dẫn gas, van, miệng phụt lửa…
    Tránh sét khi mưa giông

    Vào một thời điểm bất kỳ, trái đất có khoảng 2.000 cơn dông hoạt động. Mỗi cơn dông thường kéo dài 2-4 giờ và có thể tạo ra 1.000- 2.000 cú phóng điện xuống mặt đất.

    Cơn dông có sức mạnh như một nhà máy điện công suất khoảng vài trăm MW với điện thế lên tới hàng tỷ volt. Nguồn điện của một tia sét xuất hiện trong cơn dông có thể dùng để thắp sáng bóng đèn 100W trong vòng ba tháng.
    Nên:
    Khi sắp xảy ra dông, tốt nhất nên về nhà. Khi ở trong nhà, nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, đồ dùng điện, tránh chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không dùng điện thoại trừ trường hợp cần thiết.
    Nên rút phích cắm thiết bị điện trước lúc dông gần xảy ra. Đường dây điện thoại hay dây điện nối với lưới bên ngoài rất có thể bị sét đánh lan truyền.
    Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất một mét. Tivi nối với anten ngoài trời cũng rất cần rút ra khi có dông.
    Khi ở ngoài trời, tuyệt đối không trú mưa dưới cây cao, khu vực cao, không đứng thành nhóm gần nhau. Tránh xa vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt. Không đứng ở cánh đồng trống trải.
    Tìm chỗ khô ráo, chỗ thấp hơn chỗ xung quanh. Nếu ở trong rừng, tìm nơi cây thấp hơn và thưa để tránh. Ra ngay khỏi nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương. Đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm.
    Nếu cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện giật khi sờ tay trước mặt tivi), bạn có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Khi đó, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.
    17 cách thoát hiểm khi cháy chung cư


    17 cách thoát hiểm do chuyên gia phòng cháy chữa cháy của Công ty SMEVietnam tổng kết.

    1- Việc đầu tiên là phải xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu, có thể bạn đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần biết.


    2- Nên chú ý đến vị trí để các phương tiện chữa cháy bởi sử dụng chúng có thể tạo ra lối thoát nạn hoặc đôi khi các cuộn vòi chính là các “dây” cứu nạn:

    3- Khi có cháy hãy bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất. Sử dụng phương tiện sẵn có để dập cháy.

    4- Nếu không dập được hãy ra khỏi phòng và đóng cửa phòng bị cháy lại.

    5- Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn EXIT – Lối ra hoặc đèn chỉ dẫn mũi tên màu xanh. Hãy sử dụng cầu thang bộ, không dùng thang máy.
    Image



    6- Trên đường đi, báo cho hàng xóm hay người ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.

    7- Nếu phải băng qua lửa, hãy dùng áo, chăn chất liệu cotton nhúng ướt và trùm lên đầu, lên người.

    8- Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong phòng có nhiều khói. Nếu không nhìn thấy lối thoát nạn thì nên lần – sờ theo một bên tường để đi, chắc chắn sẽ tìm thấy cửa ra. Nên dùng khăn ướt bịt miệng mũi.


    9- Nếu phải mở cửa, hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở.

    10- Khi mở nên tránh mặt và người sang một bên đề phòng lửa tạt. Nên cúi sát người xuống sàn khi mở cửa.

    11- Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.

    12- Nếu khói lùa, dùng vải, giẻ ướt nhét vào khe cửa; hoặc dùng băng dính dán chặt.
    i

    13- Sau đó tìm lối thoát sang các phòng khác. Nếu không có lối ra, hãy di chuyển ra ban công, cửa sổ vì ở đó thường hay lắp ống thoát hiểm, ròng rọc cá nhân hay xe thang của LL PCCC chĩa vào để cứu người.


    14- Từ đây hãy gọi to; dùng khăn, áo sáng màu ra hiệu cho Lực lượng PCCC biết.

    15- Trong khi chờ lực lượng PCCC hãy dùng các phương tiện có sẵn như: kìm cắt cửa, dây đai thoát nạn, ống thoát hiểm… để thoát ra.
    xe thang lắp ống thoát hiểm để cứu người

    16- Tuyệt đối KHÔNG nhảy,

    17. Nếu ở tầng thấp và có nệm hơi cứu hộ ở dưới thì có thể nhảy xuống.
    I

    Đệm hơi cũng chỉ là giải pháp bất đắc dĩ


    Nguồn: http://kynangtuve.com

    View more latest threads same category:

    Last edited by hongvank36; 11-12-2011 at 02:02 PM.

  2. The Following 6 Users Say Thank You to hongvank36 For This Useful Post:

    co 3 la (01-06-2012), LeSang (11-12-2011), phạm trọng trâm quỳnh (05-06-2012), Ruồi Trâu (11-12-2011), sakichuki (11-12-2011), TD_DT (11-12-2011)

  3. #2
    Họ tên
    TD_DT
    Ngày tham gia
    Jul 2011
    Đang ở
    Đồng Tháp
    Bài viết
    11
    Thanks
    21
    Thanked 31 Times in 5 Posts

    Mặc định

    Hihi! Hữu ích đấy nhỉ. Tks pé!^^.
    Lương Tấn Đạt - KD001 - K36
    Tel: 01675123432
    Y!M: Ltdat2992
    Mail: Ltdat2992@yahoo.com or Ltdat2992@gmail.com
    Đừng buồn vì người khác đi trước bạn,
    Hãy chuẩn bị và cố gắng là người về đích đầu tiên...


  4. The Following User Says Thank You to TD_DT For This Useful Post:

    huyen.phantn (05-02-2012)

+ Trả lời Chủ đề

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình