THƯ VIỆN ẢNH ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI
365 BÀI HÁT NGỌN LỬA TRÁI TIM
Love Telling Nhật Huyền nhắn với ĐỘI CTXH: Chúc mừng sinh nhật lần thứ 30 của Đội! <3 VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với ...: ... Trần Vy nhắn với anh Ninh Tiến Đạt: Boss chayooooo!!! Xuyến Nguyễn nhắn với ĐỘI CTXH: HAPPY NEW YEAR 2017 Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: Đời loài người này rất vội Em ơi cứ sống sao cho mình thấy vui Sống như ta chưa từng được sống Cầm bàn tay ta đi qua đêm dài is2CTXH nhắn với mọi người: Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Đừng để tuổi trẻ mình trôi qua một cách nhạt nhẽo, b Xuyến Nguyễn nhắn với ...: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ MỘT KỲ THI TỐT ĐẸP VÀ MỘT CHUYẾN ĐI MHX THẬT Ý NGHĨA Quang Duy nhắn với mọi người: Sức trẻ Kinh tế đang đến rất gần rồi, cùng cố gắng để có một ngày Hội trại thật vui và thành công nhé! Xuyến Nguyễn nhắn với K40 - K41: chúc các bạn một kỳ nghĩ dưỡng thật vui vẻ.

+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Đào tạo cử nhân múa rối tại Việt Nam

  1. #1
    Họ tên
    tockhongroi
    Ngày tham gia
    Dec 2009
    Đang ở
    đây
    Bài viết
    114
    Thanks
    67
    Thanked 19 Times in 10 Posts

    Thumbs up Đào tạo cử nhân múa rối tại Việt Nam

    Đào tạo cử nhân múa rối tại Việt Nam

    Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã phối hợp với hai nhà hát đầu ngành của rối Việt Nam: Nhà hát Múa rối T.Ư và Nhà hát Múa rối Thăng Long vừa tổ chức lễ báo cáo tốt nghiệp cho 28 sinh viên múa rối hệ đại học.

    Một tín hiệu đáng mừng cho lực lượng diễn viên múa rối chuyên nghiệp vì đây là lứa sinh viên múa rối hệ đại học đầu tiên được đào tạo trong nước. Tuy nhiên, từ chương trình báo cáo tốt nghiệp cũng như từ thực tiễn đào tạo cho thấy ngành rối cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn, dài hơi hơn với cơ sở đào tạo để có những bước nhảy vọt về chất lượng đào tạo.

    Nhà hát Múa rối T.Ư đã từng kết hợp với Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đào tạo một lớp diễn viên hệ cao đẳng, học bộ môn rối cạn. Lần này 28 sinh viên trong khóa đào tạo hệ đại học (mỗi nhà hát múa rối nhận một nửa số sinh viên này) được đào tạo cả múa rối nước truyền thống và múa rối cạn.

    Thầy Lê Gia Đức - thầy giáo dạy chuyên ngành múa rối của Trường ĐH SK-ĐA HN cho biết: Số học sinh hệ đại học này đã được đào tạo bài bản và chính quy hơn. Các em không những được học chuyên ngành rối mà còn được bổ sung nhiều kiến thức xã hội, học kỹ thuật biểu diễn ở các thể loại như tuồng, chèo, cải lương, kịch nói...

    Điều này đã giúp các em có được sự thẩm thấu tốt hơn về vai diễn cũng như kỹ thuật biểu diễn. Nhưng có lẽ điều trăn trở của các thầy ở trường cũng như của Nhà hát, đó là làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo cho những khóa sinh viên sau này.

    Hiện nay, số sinh viên hệ đại học múa rối được xếp chung vào cùng một khoa kịch hát dân tộc và điều này có vẻ như không được phù hợp. Nên chăng múa rối được lập một khoa riêng sẽ có tính ổn định hơn? Bộ môn múa rối cạn hiện nay trên thế giới rất phát triển. Vì thế, những kiến thức của các thầy đã được học cách đây khoảng 10 - 20 năm liệu có còn phù hợp với sự phát triển của múa rối quốc tế nữa hay không?

    Có thể nhận thấy khóa học sinh tốt nghiệp lần này đã có được ngôn ngữ thoại cũng như kỹ thuật biểu diễn rất tốt. Nhưng tiếc là các em chỉ phát huy được nghệ thuật biểu diễn rối que mà không thực hiện được các thể loại rối khác như rối bóng, rối mặt nạ... là những thể loại đang rất được ưa chuộng và phát triển mạnh ở quốc tế.

    Chính vì vậy mà người xem có cảm giác chương trình biểu diễn tốt nghiệp của lớp học sinh này chưa thực phong phú.

    Họa sĩ Vương Duy Biên - Giám đốc Nhà hát Múa rối, đơn vị "đặt hàng" đào tạo cũng là một trong những thành viên trong Ban giám khảo nhận xét: Chúng tôi đánh giá cao sự chăm chỉ, chịu khó, yêu nghề, lăn vào học của các em học sinh.

    Tuy nhiên, để giúp những khóa đào tạo sau này có hiệu quả hơn, Nhà hát Múa rối T.Ư sẽ phải bắt tay chặt chẽ hơn với Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội để tạo nên một quy trình đào tạo bài bản hơn là sự chắp vá trong giáo trình như hiện nay.

    Và điều quan trọng là phần học nghề các em phải được trực tiếp giảng dạy tại Nhà hát. Các thầy giáo là diễn viên của Nhà hát không chỉ vào thỉnh giảng vài ba buổi.

    Với nghệ thuật múa rối không thể chỉ nghe mà các em phải được học trong một môi trường đầy đủ phương tiện kỹ thuật.

    Ông Vương Duy Biên cũng cho rằng nhà trường cũng nên tính toán để tiết chế một số lượng tiết học không cần thiết để tăng thời lượng cho việc học các thể loại chuyên ngành rối.

    Việc để sinh viên múa rối học các vai diễn mẫu trong chèo, trong tuồng có cần thiết phải nhiều như vậy không hay chỉ cần tham khảo.

    Với nghệ thuật múa rối, đặc biệt là rối cạn thì việc thể hiện các vai diễn hiện đại và phải đòi hỏi sự sáng tạo mới là yếu tố vô cùng quan trọng.

    Được biết, Nhà hát Múa rối T.Ư đã có đề xuất đưa một số diễn viên, học sinh giỏi đi đào tạo nước ngoài về bộ môn múa rối cạn đã được Bộ VH-TT đồng ý và ủng hộ.

    Có lẽ, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội và các nhà hát đầu ngành múa rối cần ngồi lại bàn bạc sau khóa đào tạo cử nhân đại học múa rối này để tìm ra một kế hoạch dài hơi trong công tác đào tạo diễn viên cho ngành rối.

    Vạn sự khởi đầu nan, dĩ nhiên không thể ngày một ngày hai là có thể làm được, nhưng với cái tâm của người làm thầy cũng như sự nhiệt tình của các đơn vị "đặt hàng" thì rõ ràng sự nghiệp đào tạo múa rối sẽ ngày càng được bài bản và chính quy hơn.

    (Theo Văn hoá)

    View more latest threads same category:

    Last edited by roixinh09_10; 09-10-2010 at 08:16 PM.
    Orion*******************Sirius**Betelgeuse**Procyo n**************

  2. The Following User Says Thank You to roixinh09_10 For This Useful Post:

    geminee (09-11-2011)

  3. #2
    Họ tên
    tockhongroi
    Ngày tham gia
    Dec 2009
    Đang ở
    đây
    Bài viết
    114
    Thanks
    67
    Thanked 19 Times in 10 Posts

    Mặc định

    Rối Việt: Thêm "cử nhân" có bớt yếm thế?
    – Vấn đề lớn nhất của rối hiện nay là thiếu những đạo diễn được đào tạo chuyên môn. Các vở rối cạn nếu không bị bỏ rơi thì cũng chỉ được làm theo kiểu ngây thơ...- Nguyễn Thành Nhân.
    Nghệ thuật Múa rối gần đây bị khán giả liệt vào loại hình chỉ để “dỗ khách Tây”, hoàn toàn không xuất hiện trong sự lựa chọn của khán giả lớn tuổi và nhỏ tuổi trong một thời gian dài.

    Trong bối cảnh đó, Trường Đại học SKĐA Hà Nội lại vừa cho ra lò hai lớp diễn viên rối hệ đại học chính qui đầu tiên.

    Liệu họ sẽ làm thay đổi được những gì trong thực trạng của Nghệ thuật sân khấu rối hôm nay.

    Chúng tôi đã trao đổi với Thạc sỹ Nguyễn Thành Nhân, người đầu tiên có công xây dựng tổ bộ môn sân khấu rối tại Trường Đại học SKĐA Hà Nội và là người trực tiếp soạn thảo chương trình khung, đồng thời là người dẫn dắt chuyên môn, đào tạo các “cử nhân rối” này.

    Với tư cách là người trực tiếp biên soạn chương trình khung đào tạo và giảng dạy, ông có thể cho biết vài thông tin về hai lớp đại học rối vừa tốt nghiệp?

    Thực ra trước đây nghệ thuật Rối cũng đã được đào tạo tại khoa Kịch hát dân tộc trường Đại học SKĐA Hà Nội, nhưng ở trình độ cao đẳng.

    Tôi là người biên sọan chương trình khung, soạn giáo án, tổ chức lớp học.

    Sau này do nhu cầu từ phía các nhà hát và bản thân phát triển của tổ bộ môn, tôi lại biên soạn chương trình khung đào tạo lên hệ hệ đại học chính qui và trực tiếp giảng dạy chuyên môn, dẫn lớp từ năm thứ nhất đến tốt nghiệp.

    Cả miền bắc hiện nay mới có ba nhà hát múa rối (Thăng Long, Trung ương và Hải Phòng), bản thân ba nhà hát này từ trước đến nay vẫn duy trì cách tự đào tạo theo lối "thầy già con hát trẻ" theo ông. việc đào tạo “cử nhân rối” này liệu có cần thiết?

    Họ có tự đào tạo theo hình thức kèm cặp nhưng chất lượng đào tạo không cao. Nhiều người cầm con rối còn chưa đúng cách, nói vài câu thoại còn chưa lưu loát…

    Thay vào đó, lớp diễn viên tốt nghiệp tại Đại học SKĐA Hà Nội này được trang bị những kiến thức cơ bản như tất cả các loại hình Nghệ thuật biểu diễn khác, được đào tạo kỹ lưỡng những môn chuyên nghành với những phương pháp đào tạo tiên tiến, nên các em đã đạt được những kỹ năng tinh xảo cho việc biểu diễn loại hình nghệ thuật này.

    Đào tạo họ nhưng ông có tin họ sẽ thay đổi diện mạo của sân khấu rối vốn quá “yên bình” trong nhiều năm qua?

    Tất nhiên rồi. Nhưng thay đổi nhanh hay hay muộn, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,mà một trong những yếu tố quan trọng là sự định hướng của lãnh đạo các nhà hát nơi họ sẽ làm việc. Tâm nguyện của tôi đặt vào lớp trẻ này là mong họ sẽ “kéo” được khán giả trong nước đến với nghệ thuật rối, đặc biệt là khán giả trẻ em thay vì chỉ phục vụ khách nước ngoài như hiện nay.

    Sân khấu rối hiện nay đang quá chú trọng vào việc khai thác múa rối nước. Điều đó đúng vì rối nước vốn là đặc sản của Việt Nam, có thể mang lại “miếng cơm manh áo” cho người làm nghề.

    Nhưng không chỉ vì thế mà chúng ta bỏ rơi các loại hình rối cạn như hiện nay. Trong khi các em thiếu nhi đang rất thiếu những sân chơi riêng, đó là sự lãng phí không đáng có.

    Nguyên nhân cũng là chúng ta đang thiếu những nhà chuyên môn làm rối cạn. Những nghệ sĩ được đào tạo rối cạn hoặc đã chết, đã già, hoặc mòn mỏi gần hết. Môn nghệ thuật này hầu như đã "sống yểu" từ lâu. Ngoài mấy tiết mục nghèo nàn, vay mượn và chắp vá như Hồ thiên nga, Kalinka …Chương trình rối cạn của chúng ta còn rất sơ sài và nghèo nàn.

    Nhưng trong suy nghĩ của nhiều người rối vẫn là trò “dỗ trẻ con” chứ không phải một loại hình nghệ thuật đáng được thưởng thức, đặc biệt trong cuộc sống quá bận rộn hiện nay?

    Rối là một loại hình nghệ thuật dân gian, có vai trò đặc biệt trong việc hình thành nhân cách trong sáng của tuổi thơ, là một loại hình nghệ thuật biểu diễn vô cùng phức tạp đầy tính sáng tạo chứ không phải chỉ là trò “dỗ trẻ”.

    Có thể nói, toàn bộ những gì sân khấu người không thể hiện được thì sân khấu rối làm được, đặc biệt với những vở diễn mang nhiều chất tưởng tượng như Giấc mộng đêm hè của William Shakespeare, Thạch Sanh của Trần Nghĩa chẳng hạn.

    Chính vì việc gán rối cạn với vai trò “dỗ trẻ” và chủ trương gây cười dễ dãi nên trong một thời gian dài chúng ta đã phát triển không có hiệu quả loại hình này.

    Rối nước rất hay nhưng nó chỉ dừng lại ở hình thức trò diễn, tuyệt nhiên không có khả năng biểu diễn kịch rối và rất hạn chế trong việc phục vụ khán giả nhỏ tuổi. Vấn đề lớn nhất của rối cạn hiện nay là thiếu những đạo diễn được đào tạo chuyên môn. Các vở rối cạn nếu không bị bỏ rơi thì cũng chỉ được làm theo kiểu ngây thơ, không chú trọng vào việc mang đến những sáng tạo thẩm mỹ theo đúng nguyên tắc đặc trưng loại hình của nó.

    Liệu đấy có phải là nguyên nhân khiến các hoạt động về rối cạn gần như bị yếm thế?

    Đúng! Gần đây có xu hướng kết hợp rối với nghệ thuật sắp đặt, đấy là sự tìm tòi đáng quan tâm. Nhưng một mặt nào đó tôi cho rằng có sự hẫng hụt về quan điểm sáng tạo. Ngay từ lúc sinh ra, rối đã được xếp vào loại hình nghệ thuật biểu diễn. Điều đó giống như một định đề không cần tranh luận, nếu ai đó cứ bắt nghệ thuật rối phải gánh vác chức năng đặc trưng của các hoại hình nghệ thuật khác thì e rằng rối không kham nổi.

    Ông vừa nói chúng ta đang thiếu đạo diễn rối, vậy tại sao chúng ta chăm chú đào tạo diễn viên để làm gì khi không có đạo diễn cho họ? Và ai giữ vai trò đạo diễn trong các nhà hát rối hiện nay?

    Vừa rồi có một hội thảo đặt ra tại Nhà hát múa rối Trung ương. Có nhiều ý kiến đưa ra là họ có thể tự đào tạo được các đạo diễn. Theo tôi không phải như vậy. Công tác đào tạo phải được thực hiện trong nhà trường, hoặc mạnh dạn cử đi đào tạo ở nước ngoài, đào tạo một đạo diễn rất tốn kém. Chúng ta có thể thấy rõ một điều: Hầu hết các các đạo diễn sân khấu nổi tiếng của chúng ta từ trước đến nay như Đình Quang, Đình Nghi, Xuân Huyền, Lê Hùng, Dương Ngọc Đức… đều được đào tạo tại nước ngoài.

    Xin cảm ơn ông!

    *
    Hoàng Hường (Thực hiện)
    Last edited by roixinh09_10; 09-10-2010 at 08:15 PM.
    Orion*******************Sirius**Betelgeuse**Procyo n**************

  4. The Following User Says Thank You to roixinh09_10 For This Useful Post:

    geminee (09-11-2011)

+ Trả lời Chủ đề

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình