THƯ VIỆN ẢNH ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI
365 BÀI HÁT NGỌN LỬA TRÁI TIM
Love Telling Nhật Huyền nhắn với ĐỘI CTXH: Chúc mừng sinh nhật lần thứ 30 của Đội! <3 VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với ...: ... Trần Vy nhắn với anh Ninh Tiến Đạt: Boss chayooooo!!! Xuyến Nguyễn nhắn với ĐỘI CTXH: HAPPY NEW YEAR 2017 Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: Đời loài người này rất vội Em ơi cứ sống sao cho mình thấy vui Sống như ta chưa từng được sống Cầm bàn tay ta đi qua đêm dài is2CTXH nhắn với mọi người: Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Đừng để tuổi trẻ mình trôi qua một cách nhạt nhẽo, b Xuyến Nguyễn nhắn với ...: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ MỘT KỲ THI TỐT ĐẸP VÀ MỘT CHUYẾN ĐI MHX THẬT Ý NGHĨA Quang Duy nhắn với mọi người: Sức trẻ Kinh tế đang đến rất gần rồi, cùng cố gắng để có một ngày Hội trại thật vui và thành công nhé! Xuyến Nguyễn nhắn với K40 - K41: chúc các bạn một kỳ nghĩ dưỡng thật vui vẻ.

+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Hoa mộc miên

  1. #1
    Họ tên
    nguyễn thị sương mai
    Ngày tham gia
    Aug 2010
    Bài viết
    118
    Thanks
    485
    Thanked 571 Times in 82 Posts

    Mặc định Hoa mộc miên

    Cuối tháng ba, con định dành cả chủ nhật của mình cho ngủ nướng, giặt giũ và nấu nướng.

    Một chủ nhật bình thường, như những chủ nhật khác của một đứa sinh viên bận rộn với bài vở năm cuối.
    Định thế và cũng đã làm thế, vì con đã “nướng” khét lẹt trên giường tới gần 8h sáng thì có điện thoại của bố. Là tiếng bố, khẩn khoản: “Con gái à, con có bận gì không? Nếu không thì về nhà đi”. Con đang định bảo nhưng tuần sau mới đến lịch về của con cơ mà thì bố đã giải thích ngay: “Tuần sau bố đi công tác xa. Con về đi, nếu không thì tuần sau bố con cũng chẳng gặp nhau được”. Và, dừng một chút, như để cho những ngượng ngùng vơi đi, bố mới nhẹ nhàng: “Bố nhớ con”.

    Thế là, con sắp đồ thật nhanh, ra bến xe, bắt ngay một chuyến xe buổi sáng về nhà.
    Đã lâu lắm con mới về nhà vào buổi sáng chủ nhật như thế này. Trời tháng ba vẫn se se lạnh, ánh nắng yếu ớt chiếu qua cửa xe, không mang về hơi ấm song lại làm con thấy bầu trời nhẹ nhõm và tươi sáng. Xe dừng ở đầu làng, chỗ có chiếc cầu mới. Hai bên cầu, hàng hoa gạo ra hoa đỏ rực.

    Bố vẫn gọi đó là hoa mộc miên. Là một tên gọi khác của hoa gạo. Nghe lãng mạn, bay bổng hơn, có “hồn vía” hơn.

    Tháng ba, vườn nhà mình trắng xóa hoa chanh, hoa bưởi. Con vừa bước chân vào cổng đã thấy hương thơm thoang thoảng của những cây cỏ thân thương. Bố vội vã sai thằng em đun nước, bắt gà. Thằng em con làm bộ càu nhàu: “Bà chị về là phiền phức quá đi. Bao nhiêu gà vịt của nhà theo nhau vào nồi”. Bố chỉ thủng thẳng: “Ngày xưa, hồi ông nội còn sống, cuối tuần nào ông nội cũng gọi bố và các bác, các chú về để cùng sửa soạn một mâm cơm tử tế. Cả tuần, có khi cũng chỉ có mỗi dịp đó”. Con gái nhìn mái tóc hoa râm của bố, nhìn cái dáng gầy, đã hơi gù gù của bố, y chang như ông nội mà cay mũi. Tận đến bây giờ, con gái mới nhận ra bố mình đang già đi, từng chút một.

    Căn nhà nhỏ rộn rã tiếng nói cười. Vẻ mặt rất vui, bố bảo: “Có các con ở nhà, bố thấy mình trẻ hẳn ra. Mấy nữa, khi các con đi rồi, là lại có một lão Hạc ở nhà đấy”. Tự dưng, con gái tưởng tượng ra căn nhà vắng, với những đồ đạc im lìm và dáng bố đi lại một mình trong nhà. Những hôm đi làm về muộn quá, mẹ cũng không về nữa mà ở lại luôn gian nhà tập thể của cơ quan. Có lẽ những hôm ấy, bố sẽ lại nấu một nồi cơm nhỏ cho bố, một con chó và hai con mèo ăn cùng. Sẽ là những buổi tối rất dài, bố xem xong chương trình thời sự và chẳng có ai bầu bạn, sẽ miệt mài với những trang giáo áo đến khuya.

    Hình như con càng lớn thì khoảng cách giữa con và bố mẹ càng xa. Những lần về nhà của con thưa dần và câu chuyện giữa hai bố con cũng không còn sống động và chi tiết như khi con còn bé. Bạn bè, bài vở và những mối quan tâm khác đã choán hết thời gian và tâm trí của con. Gia đình, đôi lúc, lại là một khái niệm mù mờ, không rõ nghĩa. Có khi, gia đình chỉ đơn giản là có bố, có mẹ, có những con vật nuôi mà con yêu quý và có mảnh vườn nhỏ trước cửa để con trồng những cây nha đam, cây hành, cây tỏi bé tí tẹo… Chỉ là thế, mà cũng không đơn giản là như thế.

    Về nhà, con mới biết gia đình là thương yêu, từ những điều rất nhỏ. Ví dụ như bố thôi, bố chẳng bao giờ dám làm thịt gà (dù nhà mình nuôi được) cho bố và mẹ ăn. Vì bố sẽ thấy thương các con ở xa, không được đủ đầy như bố mẹ ở nhà mà nghẹn ngào, không ăn được. Con cười: “Bố ơi, chỉ là thịt một con gà thôi mà. Bọn con cũng đâu có khổ như bố tưởng tượng”. Bố trầm ngâm: “Ừ, nhưng bố mẹ ăn một mình, cũng chẳng thấy ngon. Sao bằng có đông đủ cả nhà được”. Điều này thì con phải công nhận rằng bố nói đúng.

    Gia đình còn là quan tâm chân thật. Đó là khi mẹ nhìn vào những ngón chân con và mừng rỡ khi thấy chúng không còn tím bầm vì sương giá như hồi mùa đông nữa. Con nhận ra, mình yêu những ngày ấm áp biết bao. Không chỉ vì khi ấy bàn chân con hết bị sưng, bị xước mà còn vì mẹ sẽ không phải thường xuyên gọi điện lên, nhắc con nhớ ngâm chân bằng nước muối. Sẽ không còn là những lo lắng nhỏ bé, giản dị song rất sâu xa từ mẹ.

    Gia đình, còn là tiếng cười giòn, ấm của thằng em, khi nó khoe với con về cái đài nó mới tự lắp ráp được. Một cái đài nhỏ, hình thành từ những linh kiện bỏ đi, thu được mỗi một sóng duy nhất, tiếng lại hơi rè. Nhưng nó vẫn vui, vẫn tự hào vì đó là sản phẩm “made in … tự tui” của nó. Nhớ vô cùng, một buổi trưa tháng ba trời hửng nắng, khi đã xong bữa cơm trưa, hai chị em trốn ra một góc sau nhà. Giọng thì thầm, nhóc em khoe: “Cái đài của em bắt được sóng FM đấy. Suỵt, xem đây này”. Vẳng ra từ cái đồ vật có thể gọi tên là “cái đài” đấy là giọng nói quen thuộc của cô phát thanh viên: “Đây là Đài tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ thủ đô Hà Nội, thủ đô nước CHXHCN Việt Nam”. Giây phút ấy, sao mà để nhớ.

    Có nhiều lúc, vì lí do gì đấy, con đã tự cho phép mình được quyền xao lãng việc quan tâm đến gia đình. Bởi con từng nghĩ, gia đình luôn là của mình, yêu quý mình và sẽ không ai có thể làm thay đổi tình cảm ấy. Chỉ đến khi nhìn thấy quyển sách “Bí quyết nấu ăn cho người cao tuổi” trên nóc lò vi sóng, con mới giật mình. Bố, mẹ đang già đi thật rồi, cả từ trong suy nghĩ. Sẽ thật là ngốc nghếch biết bao, nếu như con cứ mải mê theo đuổi những mục tiêu của riêng mình mà quên đi một mái nhà đầm ấm chờ con về.

    Cuối tháng ba, con về rồi con lại đi như bao lần khác. Nhét vào ba lô con những thứ đồ dùng cần thiết, chút quà quê và cả những lời dặn dò hàm chứa mối quan tâm rất thật, mẹ nhủ: “Rảnh rỗi thì con về nhà nhé. Nhiều một chút cũng được con ạ”. Không gạt đi như mọi bận, con chỉ gật đầu, ngoan ngoãn: “Vâng ạ, khi nào rảnh là con về nhà với bố mẹ ngay”.

    Chiếc xe ô tô lại chở con đi. Ngôi nhà xa dần, chiếc cầu xa dần, chỉ còn những bông hoa mộc miên đỏ rực một góc trời. Con bật cười khi nhớ lại lời phỏng đoán của nhóc em về tên gọi của loài hoa đó. Thằng em gọi đó là hoa “một mình”, vì đoán mò từ gợi ý trên chương trình “Chiếc nón kì diệu” của VTV3: “ một tên khác của hoa gạo, gồm 7 chữ cái, có 2 chữ m”.

    Bố, mẹ cũng giống như hoa mộc miên vậy. Cũng một mình, cũng đơn độc như những bông hoa mộc miên không hay đơm thành chùm trên một cành gạo, nhưng màu hoa thì đỏ rực rỡ, dù cả trong mưa gió tháng ba, như tình cảm nồng ấm bố mẹ dành cho những đứa con đi học xa nhà.

    _ST_

    View more latest threads same category:

    "Không ai biết trước được tương lai, vì thế hãy sống hết mình và yêu thương chân thành với những người mà bạn thương yêu..."

    Y!H: suongmai_1910@yahoo.com
    Mail: suongmai1910@gmail.com
    Tel: 0168 8448 091

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Suma For This Useful Post:

    be meo (02-04-2011), geminee (02-04-2011), manhood103 (02-04-2011), nhiheo_roik35 (02-04-2011), than_trom157 (03-04-2011)

+ Trả lời Chủ đề

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình