THƯ VIỆN ẢNH ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI
365 BÀI HÁT NGỌN LỬA TRÁI TIM
Love Telling Nhật Huyền nhắn với ĐỘI CTXH: Chúc mừng sinh nhật lần thứ 30 của Đội! <3 VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với ...: ... Trần Vy nhắn với anh Ninh Tiến Đạt: Boss chayooooo!!! Xuyến Nguyễn nhắn với ĐỘI CTXH: HAPPY NEW YEAR 2017 Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: Đời loài người này rất vội Em ơi cứ sống sao cho mình thấy vui Sống như ta chưa từng được sống Cầm bàn tay ta đi qua đêm dài is2CTXH nhắn với mọi người: Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Đừng để tuổi trẻ mình trôi qua một cách nhạt nhẽo, b Xuyến Nguyễn nhắn với ...: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ MỘT KỲ THI TỐT ĐẸP VÀ MỘT CHUYẾN ĐI MHX THẬT Ý NGHĨA Quang Duy nhắn với mọi người: Sức trẻ Kinh tế đang đến rất gần rồi, cùng cố gắng để có một ngày Hội trại thật vui và thành công nhé! Xuyến Nguyễn nhắn với K40 - K41: chúc các bạn một kỳ nghĩ dưỡng thật vui vẻ.

+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 7 của 7

Chủ đề: Các biện pháp sơ cứu cấp tốc

  1. #1
    Họ tên
    Ôn Quỳnh Như
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Tuổi
    31
    Bài viết
    19
    Thanks
    408
    Thanked 49 Times in 11 Posts

    Mặc định Các biện pháp sơ cứu cấp tốc

    1. Đầy bụng
    Nếu bạn ăn quá nhiều món, ăn nhầm thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn lạ. Kết quả là bạn sẽ nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…
    -> Việc bạn cần làm: Uống một ly nước hòa một muỗng thuốc muối hoặc một ly trà đường. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài quá hai tiếng đồng hồ hay nôn mửa kéo dài kèm sốt, bạn cần đến bệnh viện ngay!

    2. Ngộ độc thức ăn
    Nặng hơn trường hợp đầy bụng, thường xảy ra khoảng 6 giờ sau khi bạn ăn phải thức ăn ôi thiu, đồ hộp hết date -> Bạn sẽ bị đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần, có thể kèm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, toát mồ hôi.
    -> Việc bạn cần làm: Bạn có thể dùng lông gà ngoáy họng để gây nôn và sưởi ấm cho người bệnh sau đó chuyển đến bệnh viện hoặc mời bác sĩ.

    3. Say nắng
    Thời tiết nắng nóng, thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm da người bệnh đỏ bừng, nóng và khô. Họ sẽ thấy nhức đầu, khó chịu, chóng mặt, nôn mửa, khó thở và có thể hôn mê. Nếu thân nhiệt cao (40-41 độ C), người bệnh có thể bất tỉnh.
    -> Việc bạn cần làm: Cần đưa người bệnh đến ngay chỗ râm mát, đặt nằm, đầu hơi cao và quạt mát cho người bệnh. Dùng khăn chườm lạnh ở đầu (trán, gáy). ngực, bụng và hai đùi. Có thể cho người bệnh uống nhiều nước lạnh có pha chút muối rồi chuyển đến bệnh viện.

    4. Sốt cao
    Sốt cao trên 39 độ C có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
    -> Việc bạn cần làm: Cởi hết áo ngòai của người bệnh và chườm khăn, nước lạnh lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy- khi hết lạnh, thay khăn khác. Bên cạnh đó, quạt và cho người bệnh uống nhiều nước lạnh, nước trái cây. Chỉ khi nhiệt độ hạ xuống dưới 38 độ C thì người bệnh mới ổn. Trong trường hợp sốt cao quá (trên 40 độ C), người bệnh có thể bị co giật, bạn cần chườm lạnh cho đỡ sốt và đưa đến bác sĩ.

    5. Chảy máu cam
    -> Việc bạn cần làm: Ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không nuốt máu. Bóp chặt hai cánh mũi bằng hai ngón tay trong 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy. Trong trường hợp máu chảy nhiều có thể làm một nút bông gòn dài thấm Adrenalin rồi nút vào lỗ mũi, sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

    6. Rắn cắn
    Khi bị bất kỳ loại rắn nào cắn, bạn cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu vết cắn gây đau nhức, sưng phù, nạn nhân nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn…thì có thể là vết cắn của rắn độc. Nếu là rắn lục vết thương sưng tấy rất nhanh. Nếu là rắn hổ mang, vết thương ít sưng đau nhưng vài giờ sau nạn nhân có thể chết cho chất độc làm liệt hô hấp.
    -> Việc bạn cần làm: Bạn phải thật bình tĩnh, không được để nạn nhân cử động mạnh, nếu không nọc độc sẽ càng lan nhanh trong cơ thể.
    - Dùng băng cuộn hay nẹp vải băng chặt phía trên vết rắn cắn khỏang 5cm. Nếu làm garô thì phải cẩn thận: Cứ sau 1 giờ thì phải nớo garô 1 lần.
    - Sát khuẩn vết rắn cắn bằng thuốc tím hoặc cồn, có thể tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà bông hoặc các lọai nước có tính chua hay chát. Lấy một con dao thật bén đã khử trùng sạch sẽ rạch vào mỗi vết răng nanh một hình chữ thập để dùng miệng hút nọc độc và nhổ đi trong khoảng 15 phút. Lưu ý: Bạn phải làm phương pháp này ngay sau khi bị cắn, chứ nếu đã bị cắn sau 30 phút rồi thì vô ích nhé!
    - Có thể cho nạn nhân uống cà phê hoặc trà pha đặc. Chườm đá xung quanh vết rắn cắn và chuyển nạn nhân đến bệnh viện (tránh bị dằn xóc).

    7. Chó cắn
    -> Việc bạn cần làm: Thử xem con chó vừa cắn có phaả là cho dại hay không. Nếu là cho dại, cần nhờ người bắt lại và không được đánh chết nó. Để vết thương chảy máu cho nước dãi chó ra bớt. Dùng thuốc tím, cồn để sát khuẩn và băng vết thương lại sau đó đưa đến trạm vệ sinh phòng dịch hoặc viện Pasteur (nếu ở thành phố) để tiêm phòng. Sau 10 ngày, con chó không bị sao thì có thể ngưng chích.

    8. Bị dính mắt mèo
    Khi bị dính mắt mèo (loại trái hơi giống trái me nhưng đầy lông gây ngứa, nếu trúng mắt có thể gây mù), bạn sẽ thấy rất ngứa. Nhưng nếu càng gãi, bạn chỉ càng ngứa thêm và tấy đỏ ở chỗ vết gãi.
    -> Việc bạn cần làm: Đốt giấy hơ lên chỗ ngứa hoặc nắm cơm để lăn trên da hay dùng băng keo dán vào những nơi da bị ngứa rồi lột ra để lọai bỏ các lông ngứa này.

    9. Ong chích
    Bạn sẽ đau nhức, sưng tấy đỏ ở vết chích, nóng sốt, nôn mửa hoặc nặng hơn có thể bị hôn mê.
    -> Việc bạn cần làm: Tìm cách gắp ngòi và túi độc của ong và rửa vết chích bằng nước sạch, xà bông hay nước vôi thì càng tốt. Nếu là ong vàng thì bạn nên rửa vết chích bằng giấm hoặc hành tươi. Tán nhỏ Aspirin và rắc lên nơi bị chích để giảm đau. Dùng gạt băng vết chích lại và nếu có nhiều vết chích thì cần đưa nạn nhân đến bệnh việc gấp.

    Hi vọng nhận được sự đóng góp của các anh chị và các bạn để chúng ta có thể biết thêm nhiều cách sơ cứu trong một số tình huống thường gặp phải!

    View more latest threads same category:

    Last edited by quynhnhu_on; 09-06-2011 at 04:23 PM.

  2. The Following 17 Users Say Thank You to quynhnhu_on For This Useful Post:

    Fuchsia (10-06-2011), lật_đật (09-06-2011), nhiheo_roik35 (09-06-2011), nhok_hama (10-06-2011), npnguyenk36 (10-06-2011), pe_meo_rom0892 (09-06-2011), phạm trọng trâm quỳnh (05-06-2012), phongmay_long (10-06-2011), Quỳnh Trang (09-06-2011), Ruồi Giấm (10-06-2011), salem (09-06-2011), Sâu róm (18-06-2011), Suma (09-06-2011), than_trom157 (09-06-2011), ve_kon1012 (05-07-2011), winter2_15 (09-06-2011), witch1651991 (21-10-2011)

  3. #2
    Họ tên
    Doomer
    Ngày tham gia
    May 2009
    Đang ở
    Doom World
    Tuổi
    33
    Bài viết
    189
    Thanks
    336
    Thanked 109 Times in 27 Posts

    Mặc định

    Hơ, Rắn cắn dùng miệng hút độc, lỡ miệng bị lỡ hay sâu răng gì đó thì có bị sao không nhỉ????

  4. #3
    Họ tên
    Đinh Nguyễn Trần Quang
    Ngày tham gia
    Jan 2010
    Đang ở
    Huế
    Bài viết
    60
    Thanks
    7
    Thanked 420 Times in 41 Posts

    Mặc định

    Sơ cứu nạn nhân đuối nước (chết đuối)

    Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người xung quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng mấy giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau 5 phút ngập nước, tim sẽ ngừng đập, não sẽ không hồi phục được. Do đó việc cấp cứu phải tiến hành nhanh. Nạn nhân bị đuối nước có thể bị đuối nước lạnh, nước nóng, nước ngọt, nước mặn vì thế việc sơ cứu cũng phụ thuộc vào nước (nếu nước lạnh thì tìm cách hạ thân nhiệt, nước nóng dễ bị thiếu ôxy não...).

    Việc làm đầu tiên của người sơ cứu là cởi bỏ quần áo ướt, không để nạn nhân nằm chỗ gió lùa, nhanh chóng làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu người bị nạn xuống thấp hoặc vác người bị nạn lên vai, chạy xóc để nước ra khỏi dạ dày. Tiếp theo, làm vệ sinh người bị nạn như móc đất, bùn, đờm dãi (nếu có) ra khỏi miệng để thông thoát đường thở vùng miệng. Đặt nạn nhân nằm trên tấm chăn hay áo khoác, kiểm tra mạch đập, nhịp thở và chuẩn bị hô hấp nhân tạo. Nên làm hô hấp nhân tạo kiên trì trong vòng 20-40 phút cho tới khi thấy người nạn nhân ấm, hồng lên hoặc chết hẳn mới thôi. Khi đã tự thở được, nạn nhân vẫn còn trong trạng thái hôn mê nên phải đặt nạn nhân nằm ở tư thế nghiêng đầu về một bên để đường thở lưu thông, các dịch còn lại không bị chảy ngược vào phổi. Lúc này, nhanh chóng ủ ấm cho bệnh nhân và đưa tới bệnh viện để điều trị tiếp các biến chứng.

    Sơ cứu nạn nhân bị điện giật, sét đánh

    Tai nạn khi bị sét đánh hay điện giật là do dòng điện đi qua cơ thể khiến cho bệnh nhân bị ngừng tim, ngừng thở, bỏng nặng và tử vong. Tùy theo từng dòng điện, tần số và thời gian bị giật mà các thương tổn sẽ nặng hay nhẹ. Những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân ngay từ những giây phút đầu. Những việc làm khẩn cấp khi gặp tai nạn điện giật là:

    - Lập tức cắt ngay nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách: cắt cầu dao, bỏ cầu chì hoặc dùng sào gậy khô đẩy nguồn điện ra khỏi người nạn nhân. Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và nơi đứng cũng phải khô ráo.

    - Khi đã tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện lập tức phải kiểm tra xem nạn nhân còn thở được không (quan sát lồng ngực, bụng di động, để sợi bông, lông vũ trước mũi). Áp tai vào ngực trái xem tim còn đập không. Nếu thấy nạn nhân không còn thở, tim không đập lập tức để bệnh nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra sau, nhấc cằm cao nhằm khai thông đường thở sau đó tiến hành ngay hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Đây là biện pháp cơ bản nhất hy vọng có thể giúp cho việc cứu sống nạn nhân bị sét đánh.

    - Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức mới hy vọng cứu sống được nạn nhân. Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh viện mà chưa sơ cứu. Chỉ chuyển nạn nhân đi viện khi nạn nhân đã tự thở được, tim đập lại. Có thể lựa chọn phương tiện thích hợp (xe bò kéo hoặc công nông...) để vừa chuyển bệnh nhân vừa hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.

    - Công việc tiếp theo là sơ cứu các chấn thương kết hợp nếu có như gãy xương, trật khớp... Trường hợp bị bỏng do điện cao thế phải đề phòng bị bục động mạch tại vết bỏng sâu.

    Sơ cứu nạn nhân bị bỏng

    Sơ cứu ngay tại chỗ, trước khi đưa người bị nạn đến cơ sở y tế là yếu tố quan trọng trong việc giúp thầy thuốc điều trị bỏng sau này tại bệnh viện. Nếu ở cơ sở xử lý tốt, đúng với phác đồ đã nêu thì độ sâu và diện tích bỏng sẽ giảm nên tỷ lệ biến chứng, thời gian nằm viện, tỷ lệ tử vong và kinh phí điều trị cho người bệnh cũng giảm... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để người nhà cũng như bản thân người bị nạn hiểu được cách sơ cứu. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản cần thiết:

    - Đối với bệnh nhân bị bỏng nhiệt: Nhanh chóng loại trừ các tác nhân gây bỏng, sau đó ngâm, rửa chỗ bỏng bằng nước lạnh sạch càng sớm càng tốt, thời gian ngâm 15-60 phút. Bảo vệ vết bỏng bằng cách che phủ bằng khăn, vải sạch rồi băng lại, tốt nhất không nên dùng thuốc gì nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Đối với trẻ nhỏ, ngoài những biện pháp trên, nên cho trẻ uống oresol, ủ ấm cho trẻ.

    - Đối với bỏng hóa chất: Cũng giống như bỏng nhiệt, sau khi ngâm rửa vết bỏng (thời gian ngâm lâu hơn) có thể dùng dung dịch để trung hòa như nước vôi nhì, giấm, chanh, đường...

    - Đối với bỏng điện: Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cấp cứu toàn thân ngay tại chỗ như hô hấp nhân tạo, xử lý các tổn thương kết hợp nếu có như gãy tay, sai khớp.
    a bổ sung thêm 1 số phương pháp nữa, các bạn cùng tham gia đóng góp nha, chuẩn bị kiến thức cho MHX và cho cả cuộc sống
    Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày mới để yêu Thương
    Đinh Nguyễn Trần Quang
    KT04K35 ĐHKT HCM
    SĐT: 01219322325
    Yahoo: vip_member_busu@yahoo.com
    Mail: dinhquang1802@gmail.com

  5. The Following 10 Users Say Thank You to Đinh Quang For This Useful Post:

    Fuchsia (10-06-2011), geminee (09-06-2011), lật_đật (09-06-2011), nhok_hama (10-06-2011), phạm trọng trâm quỳnh (05-06-2012), phongmay_long (10-06-2011), Quỳnh Trang (09-06-2011), quynhnhu_on (09-06-2011), salem (09-06-2011), Sâu róm (18-06-2011)

  6. #4
    Họ tên
    Phương Thảo
    Ngày tham gia
    Apr 2011
    Tuổi
    35
    Bài viết
    5
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Mặc định

    Em ơi chị hỏi xíu, Chị thấy trong mấy tài liệu người ta lại khuyên không nên rạch vết thương khi bị rắn cắn, em check lại thông tin thử nhé, chị cũng muốn biết chính xác biện pháp sơ cứu trong trường hợp này.

    Ngoài ra, làm thế nào để phân biệt được vết cắn (nhìn vào vết cắn không thôi ấy) là do rắn độc hay rắn không độc em nhỉ? ^_^

  7. #5
    Họ tên
    Đinh Nguyễn Trần Quang
    Ngày tham gia
    Jan 2010
    Đang ở
    Huế
    Bài viết
    60
    Thanks
    7
    Thanked 420 Times in 41 Posts

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi CTXD Xem bài viết
    Em ơi chị hỏi xíu, Chị thấy trong mấy tài liệu người ta lại khuyên không nên rạch vết thương khi bị rắn cắn, em check lại thông tin thử nhé, chị cũng muốn biết chính xác biện pháp sơ cứu trong trường hợp này.
    theo e được biết thì mình có thể rạch bằng dao đã được khử trùng rồi nặn máu ra, tuyệt đối không được dùng miệng để hút máu vì như thế nọc độc trong máu đó có thể ảnh hưởng đến cả người đang làm sơ cứu cho nạn nhân
    Ngoài ra, làm thế nào để phân biệt được vết cắn (nhìn vào vết cắn không thôi ấy) là do rắn độc hay rắn không độc em nhỉ? ^_^
    Phân biệt căn bản nhất giữa hai nhóm rắn độc và không độc là ở chỗ có răng độc hay không. Răng độc khi cắn sẽ để lại vết trên da.

    Răng độc gồm hai loại. Một loại là răng độc hình móc câu, trên có một cái rãnh thông với nọc độc. Loại rãnh này mọc ở phần trước xương hàm trên của rắn, vạch miệng nó ra có thể trông thấy.

    Một loại răng độc khác là răng ống, cũng mọc ở phía trước xương hàm trên của con rắn. Đây là một đôi răng nhọn hơi cong và dài, ở giữa có một cái lỗ. Khi rắn độc cắn người, cơ thịt trên tuyến độc co lại làm cho dịch độc ở trong đó ép vào đường ống của răng độc, tiêm vào thân thể người.

    Khi bị rắn cắn có thể căn cứ vào vết răng để phân biệt độc hay không. Nếu là rắn độc, nhất định phải có một đôi vết của răng độc, trên lớp da bị thương có thể thấy hai cái lỗ rất nhỏ. Tại nơi bị rắn độc cắn thường có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ. Còn khi bị rắn không độc cắn thì trên da chỉ có vết hai hàng răng giống nhau (tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh).

    Last edited by Đinh Quang; 10-06-2011 at 05:49 PM.
    Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày mới để yêu Thương
    Đinh Nguyễn Trần Quang
    KT04K35 ĐHKT HCM
    SĐT: 01219322325
    Yahoo: vip_member_busu@yahoo.com
    Mail: dinhquang1802@gmail.com

  8. The Following 4 Users Say Thank You to Đinh Quang For This Useful Post:

    nhok_hama (10-06-2011), phạm trọng trâm quỳnh (05-06-2012), Sâu róm (18-06-2011), than_trom157 (12-06-2011)

  9. #6
    Họ tên
    Thao Nguyen
    Ngày tham gia
    Jun 2011
    Bài viết
    1
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Mặc định

    Cám ơn bé nhé, ^_^!

  10. #7
    Họ tên
    Trần Vũ Bình
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    40
    Bài viết
    110
    Thanks
    14
    Thanked 104 Times in 36 Posts

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi CTXD Xem bài viết
    Em ơi chị hỏi xíu, Chị thấy trong mấy tài liệu người ta lại khuyên không nên rạch vết thương khi bị rắn cắn, em check lại thông tin thử nhé, chị cũng muốn biết chính xác biện pháp sơ cứu trong trường hợp này.

    Ngoài ra, làm thế nào để phân biệt được vết cắn (nhìn vào vết cắn không thôi ấy) là do rắn độc hay rắn không độc em nhỉ? ^_^
    hehe, các tài liệu trên mạng có tính chất tham khảo thôi, tất cả chỉ là lý thuyêt, các tài liệu này chỉ có tính chất sưu tầm nên tính chính xác không cao lắm.

    Rắn cắn thì độc hay không thì việc đầu tiên là đưa đi bệnh viện, biện pháp duy nhất nên làm là ngăn không cho máu chảy nhanh đến tim, bởi độc tố đến tim là hết chữa, có thể dùng garo nhưng phải rất cẩn thận. Tuyệt đối không làm giống như kiếm hiệp là dùng miệng hút máu ra.

  11. The Following User Says Thank You to Binhk28 For This Useful Post:


+ Trả lời Chủ đề

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình