THƯ VIỆN ẢNH ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI
365 BÀI HÁT NGỌN LỬA TRÁI TIM
Love Telling Nhật Huyền nhắn với ĐỘI CTXH: Chúc mừng sinh nhật lần thứ 30 của Đội! <3 VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với ...: ... Trần Vy nhắn với anh Ninh Tiến Đạt: Boss chayooooo!!! Xuyến Nguyễn nhắn với ĐỘI CTXH: HAPPY NEW YEAR 2017 Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: Đời loài người này rất vội Em ơi cứ sống sao cho mình thấy vui Sống như ta chưa từng được sống Cầm bàn tay ta đi qua đêm dài is2CTXH nhắn với mọi người: Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Đừng để tuổi trẻ mình trôi qua một cách nhạt nhẽo, b Xuyến Nguyễn nhắn với ...: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ MỘT KỲ THI TỐT ĐẸP VÀ MỘT CHUYẾN ĐI MHX THẬT Ý NGHĨA Quang Duy nhắn với mọi người: Sức trẻ Kinh tế đang đến rất gần rồi, cùng cố gắng để có một ngày Hội trại thật vui và thành công nhé! Xuyến Nguyễn nhắn với K40 - K41: chúc các bạn một kỳ nghĩ dưỡng thật vui vẻ.

+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: sơ cấp cứu phần 1

  1. #1
    Họ tên
    le huy truyen
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    36
    Bài viết
    138
    Thanks
    78
    Thanked 108 Times in 49 Posts

    Mặc định sơ cấp cứu phần 1

    1. Định nghĩa sơ cấp cứu
    Sơ cấp cứu là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên môn đến chữa trị.

    Việc sơ cấp cứu là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến, có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa, cho dù được đưa đến bệnh viện.

    Tính mạng nạn nhân lúc đó có thể đo từng phút từng giây.

    Nói một cách khác, đó là những lúc mà sự trợ giúp kịp thời của bạn có thể cứu sống được một con người.

    Thực tế đã xảy ra những sự việc hết sức đau lòng và đáng tiếc không đáng xảy ra nếu những người xung quanh nạn nhân có kiến thức về sơ cấp cứu.


    2. Mục đích của sơ cấp cứu
    • Bảo toàn tính mạng cho nạn nhân, người thân và có khi, chính bản thân mình.
    • Hạn chế ảnh hưởng của căn bệnh.
    • Giúp nạn nhân hồi phục.
    • Người sơ cấp cứu là người:
    - Được huấn luyện, thực tập tốt.
    - Được kiểm tra và thường xuyên được tái kiểm tra.
    - Có kiến thức và chuyên môn luôn được cập nhật.

    3. Các điều lưu ý
    • Cách sơ cấp cứu bạn học từ sách hay từ khóa huấn luyện, không hoàn toàn giống những gì xảy ra hàng ngày
    • Hầu hết chúng ta đều cảm thấy bối rối khi đối mặt với thực tế - ngay cả bác sĩ cũng lúng túng khi gặp các trường hợp khó khăn.
    • Bạn phải chấp nhận rằng cho dù phương pháp điều trị của bạn là hợp lý, cho dù bạn dã cố gắng hết sức mình, nạn nhân có thể không phục hồi như mong đợi và có thể tử vong nữa.
    • Người sơ cấp cứu thường thể hiện lo sợ khi làm sai điều gì, và cả khi bị kiện cáo nữa

    4. Các bước so cấp cứu cơ bản
    • Thẩm định tình huồng
    Bạn nên có mặt ở hiện trường sớm, nhưng bình tĩnh để có thể biết được càng nhiều thông tin càng tốt. Trách nhiệm của bạn là nhận định những nguy hiểm nào có thể xảy đến với bản thân, với nạn nhân và những người xung quanh, sau đó ước định bạn có thể giúp đỡ điều gì và bạn cần sự giúp đỡ nào nữa. Hãy nói rằng bạn có chuyên môn khi ngỏ lời giúp đỡ nạn nhân. Nếu không có bác sĩ, y tá hay những người có kinh nghiệm nào khác, bạn phải bình tĩnh gánh vác mọi việc. Trước tiên, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:
    - Có sự nguy hiểm nào sẽ xảy ra nữa không ?
    - Có còn ai đang trong tình trạng nguy cấp không ?
    - Những người đứng gần có thể giúp đỡ không ?
    Mình có cần chuyên viên giúp đỡ không?

    • Làm cho hiện trường an toàn
    Những yếu tố gây ra tai nạn có thể sẽ tạo thêm nguy hiểm. Hãy nhớ là bạn phải bảo vệ an toàn cho bản thân mình trước đã. Bạn không thể giúp đỡ những người khác nếu bản thân bạn cũng trở thành nạn nhân.
    Thường thì những biện pháp đơn giản nhất như tắt công tắc điện cũng đủ làm cho nơi đó an toàn. Đôi khi cũng cần có những biện pháp phức tạp hơn. Đừng bao giờ để cho bản thân mình và nạn nhân gặp nguy hiểm do bạn cố làm quá sức. Hãy chú ý đến những điều kiện hạn chế của bạn.

    • Giải quyết nguy hiểm đang xảy đến
    Nếu bạn không thể loại bỏ được mối nguy hiểm đe dọa đến mạng sống, bạn phải cố gắng đưa nạn nhân tránh ra xa đến một khoảng cách an toàn nào đó. Trước tiên, hãy thử đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm. trong nhiều tình huống bạn sẽ cần người giúp đỡ và các dụng cụ chuyên môn.

    • Gọi cấp cứu
    Để bảo đảm an toàn, hãy kiểm tra từng nạn nhân bằng cách dùng phương pháp hồi sức abc. Những gì bạn phát hiện được sẽ giúp bạn quyết định khi nào thì cần gọi người giúp đỡ và mức giúp đỡ đến đâu là cần thiết nếu như bạn chỉ có một mình.
    Mau chóng thẩm định xem nạn nhân thuộc trường hợp nào sau đây:
    - Hoàn toàn tỉnh táo.
    - Bất tỉnh nhưng còn thở.
    - Tắt thở nhưng mạch còn đập.
    - Mạch không đập nữa.

    • Yêu cầu giúp đỡ
    Bạn có thể phải làm nhiều việc cùng một lúc như duy trì sự an toàn, điện thoại cầu cứu sự giúp đỡ và bắt dầu sơ cấp cứu. Hãy tận dụng tốt mọi nguồn giúp đỡ có thể có, có thể yêu cầu những người khác :
    - Làm cho hiện trường an toàn.
    - Gọi điện cầu cứu sự giúp đỡ.
    - Đi lấy dụng cụ sơ cấp cứu.
    - Điều khiển giao thông và những người đứng xem.
    - Cầm máu hay đỡ giữ tay chân nạn nhân.
    - Giữ cho nạn nhân được yên tĩnh.
    - Giúp di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn.
    - Đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và kiểm tra việc thực hiện chúng.

    View more latest threads same category:


  2. The Following 2 Users Say Thank You to trai_goc_sung For This Useful Post:

    quynhnhu_on (05-11-2010), tony00 (03-11-2010)

  3. #2
    Họ tên
    le huy truyen
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    36
    Bài viết
    138
    Thanks
    78
    Thanked 108 Times in 49 Posts

    Mặc định cầm máu vết thương

    Khi bị vết thương chảy máu, cần:

    - Nâng cao phần bị thương lên

    - Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

    - Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

    * Cứ ấn chặt vào vết thương
    * Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
    * Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
    * Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế. Khi bị vết thương chảy máu, cần:

    - Nâng cao phần bị thương lên

    - Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

    - Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

    * Cứ ấn chặt vào vết thương
    * Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
    * Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
    * Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

    Chú ý:

    * Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được,
    * Cứ 30' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.
    * Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.

  4. The Following 3 Users Say Thank You to trai_goc_sung For This Useful Post:

    meoxu (05-11-2010), quynhnhu_on (05-11-2010), tony00 (03-11-2010)

  5. #3
    Họ tên
    le huy truyen
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    36
    Bài viết
    138
    Thanks
    78
    Thanked 108 Times in 49 Posts

    Mặc định gãy xương

    Gãy xương
    Nạn nhân bị chấn thương ở xương và khớp. Các thao tác không đúng sẽ làm cho nạn nhân rất đau, chấn thương sẽ phức tạp và trầm trọng hơn. Do vậy, cần phải cố định vùng bị chấn thương.
    Cần phải cố định vùng nghi ngờ bị gãy xương bằng việc cố định phần khớp ở phía trên và phía dưới vùng bị thương.
    Nếu nạn nhân bị chấn thương ở lưng, cổ và/hay đầu, các thao tác không đúng có thể làm phức tạp thêm và gây hậu quả nghiêm trọng như bị liệt. Do vậy, cần phải tránh mọi cử động và hai tay giữ chặt đầu nạn nhân.
    Việc di chuyển nạn nhân chỉ được tiến hành khi bắt buộc và phải giữ ổn định tối đa vùng đầu (đầu, cổ, phía trên phần lưng).

    Những điều cần làm:
    • Dùng nẹp và dây buộc cố định phần trên và dưới chỗ gẫy.
    • Nếu không có nẹp dùng các vật dụng thay thế hoặc dùng dây buộc tay cố định vào thân (nếu gãy tay) và buộc cố định chân gãy vào chân lành (nếu gãy chân).
    • Tổn thương cột sống phải cố định phần cổ và lưng rồi đặt lên cáng cứng.

  6. The Following User Says Thank You to trai_goc_sung For This Useful Post:

    tony00 (03-11-2010)

  7. #4
    Họ tên
    le huy truyen
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    36
    Bài viết
    138
    Thanks
    78
    Thanked 108 Times in 49 Posts

    Mặc định trật khớp

    Trật khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Nếu nghi ngờ có trật khớp nên gọi ngay cấp cứu. Trong khi chờ đợi chở đi cấp cứu bạn có thể làm những việc sau đây:
    - Đừng di chuyển khớp.
    - Cố định tư thế mà khớp đang ở vị trí đó ví dụ trật khớp khuỷu, nạn nhân sẽ có tư thế khuỷu gấp. Bạn dùng một miếng vải hay cái áo cố định khuỷu vào thân người. Nói chung trật khớp vùng tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng chính thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay.

    Trật khớp cơ chân
    Nếu là ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị tai nạn

    Cách cố định khi trật khớp cơ chân
    - Đừng cố gắng nắn khớp. Bạn có thể làm cho tình hình xấu đi nếu bạn không biết cách nắn.
    - Chườm lạnh lên khớp bị trật nhằm tránh sưng phù. Không nhất thiết là phải chườm đá trực tiếp lên da mà nên chườm qua lớp băng hay áo mà bạn đang dùng để cố định chi bị trật khớp.
    - Một số khớp bị trật có nguy cơ tổn thương mạch máu cao như khớp gối. Bạn nên hỏi thăm nạn nhân xem có bị lạnh chân, tê hay nhìn thấy chân tím hay không vì đây là những dấu hiệu báo hiệu tình trạng mạch máu có thể bị tổn thương.

  8. The Following 2 Users Say Thank You to trai_goc_sung For This Useful Post:

    meoxu (05-11-2010), tony00 (03-11-2010)

  9. #5
    Họ tên
    le huy truyen
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    36
    Bài viết
    138
    Thanks
    78
    Thanked 108 Times in 49 Posts

    Mặc định phương pháp hồi sức

    Phương pháp hồi sức
    Điều cần thiết đối với cuộc sống là oxy và các chất khác đưa vào cơ thể được truyền qua máu đến các tế bào của chúng ta. Tại đó, chúng được chuyển thành năng lượng cần cho mọi hoạt động của chúng ta. Não với chức năng điều khiển toàn bộ cơ thể phải được cung cấp oxy liên tục. Sau ba hoặc bốn phút thiếu oxy, não ngừng hoạt động: bất tỉnh, ngừng thở, tim thôi đập và có thể tử vong.
    Phương pháp hồi sức ABC
    Có ba yếu tố liên quan đến việc đưa oxy lên não.
    • Đường dẫn khí (Airway: A) phải thông để oxy có thể vào bên trong cơ thể.
    • Việc thở (Breathing: B) phải diễn ra để oxy có thể đến phổi.
    • Và máu phái được lưu thông khắp cơ thể (Circulation: C), đem oxy đến các mô bao gồm cả các mô của não.
    Người sơ cấp cứu nên
    • Giữ cho não luôn được cung cấp oxy theo phương pháp hồi sức ABC:
    • Thông khí đạo (Airway),
    • Duy trì hơi thở (Breathing) và
    • Tuần hoàn máu (Circulation)
    • Kêu gọi sự giúp đỡ chuyên môn khẩn cấp.

  10. The Following 2 Users Say Thank You to trai_goc_sung For This Useful Post:

    meoxu (05-11-2010), tony00 (03-11-2010)

  11. #6
    Họ tên
    le huy truyen
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    36
    Bài viết
    138
    Thanks
    78
    Thanked 108 Times in 49 Posts

    Mặc định hồi sức tim phổi

    HỒI SỨC TIM PHỔI
    Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật cứu sinh hữu ích trong nhiều tình huống cấp cứu, bao gồm đau tim hoặc đuối nước, trong đó nạn nhân bị ngừng thở hoặc ngừng tim. Hồi sức tim phổi bao gồm hà hơi thổi ngạt miệng-miệng và bóp tim ngoài lồng ngực để giữ cho máu có oxy đến được não và các cơ quan trọng yếu khác cho đến khi việc điều trị chính qui hơn có thể phục hồi nhịp tim bình thường.
    Khi tim ngừng đập, tình trạng thiếu máu có oxy trong vòng vài phút có thể gây tổn thương não không hồi phục. Tử vong sẽ xảy ra trong vòng 8 - 10 phút. Thời gian là rất cấp bách khi bạn phải giúp một người đang bất tỉnh và bị ngừng thở.
    Trước khi bắt đầu
    • Hãy đánh giá tình hình trước khi bắt đầu hồi sức tim phổi
    • Người bệnh tỉnh hay không tỉnh
    • Nếu người bệnh có vẻ bất tỉnh, hãy đập hoặc lắc vào vai nạn nhân và hỏi to “Anh (chị) không sao chứ?”
    • Nếu người bệnh không phản ứng, hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ ai đó gọi cấp cứu. Nhưng nếu bạn có một mình và nạn nhân là trẻ em hoặc trẻ từ 1 - 8 tuổi, hãy tiến hành hồi sức tim phổi trong 2 phút trước khi gọi cấp cứu.
    Đường thở: Làm thông đường thở
    • Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc
    • Quì xuống cạnh cổ và vai nạn nhân
    • Mở thông đường thở của nạn nhân bằng cách đẩy cằm lên. Đặt lòng bàn tay bạn lên trán của nạn nhân và đẩy nhẹ xuống. Sau đó dùng tay kia đẩy nhẹ cằm ra trước để mở thông đường thở.
    • Kiểm tra nhịp thở bình thường, tiến hành nhanh, không quá 10 giây: Tìm cử động của ngực, nghe tiếng thở, và cảm nhận hơi thở của nạn nhân vào má hoặc tai bạn. Đừng coi tiếng thở hổn hển là bình thường. Nếu nạn nhân không thở bình thường hoặc bạn không dám chắc, hãy bắt đầu hà hơi thổi ngạt kiểu miệng-miệng.
    Thổi ngạt: Thở cho nạn nhân
    • Hà hơi thổi ngạt có thể thực hiện theo kiểu miệng-miệng hoặc miệng-mũi nếu miệng bị tổn thương nặng hoặc không thể mở được
    • Khi đường thở đã thông (bằng cách đẩy cằm ngửa lên trên), hãy kẹp chặt mũi nạn nhân để hà hơi thổi ngạt miệng-miệng và áp miệng bạn vào miệng nạn nhân.
    • Chuẩn bị thổi ngạt hai hơi. Thổi ngạt hơi thứ nhất - kéo dài một giây - và nhìn xem lồng ngực có nâng lên không. Nếu không, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không nâng lên, đẩy cằm ngửa lên trên lại và thổi ngạt lần thứ hai.
    • Bắt đầu bóp tim ngoài lồng ngực.
    Bóp tim ngoài lồng ngực: Phục hồi tuần hoàn máu
    • Đặt gốc cổ tay lên giữa ngực nạn nhân, giữa các xương sườn. Đặt tay kia lên trên tay này. Giữ cho lông mày của bạn thẳng và tư thế bả vai thẳng góc với bàn tay.
    • Dùng sức nặng của thân trên (chứ không phải chỉ của cánh tay) khi bạn ấn thẳng lồng ngực xuống khoảng 3, 5 - 5cm. Ấn mạnh và nhanh - ấn 2 lần mỗi giây, hoặc khoảng 100 lần/phút.
    • Sau khi ấn 30 cái, đẩy đầu ngửa ra sau và nâng cằm lên để mở đường thở. Chuẩn bị thổi ngạt hai hơi. Kẹp chặt mũi và thổi vào miệng nạn nhân trong 1 giây. Nếu lồng ngực phồng lên, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không phồng lên, đẩy cằm ngửa lại và thổi ngạt lần thứ hai. Đó là một chu kỳ. Nếu có thêm người, hãy đề nghị người đó thổi ngạt hai hơi sau khi bạn ấn ngực 30 cái.
    • Nếu nạn nhân chưa cử động sau 5 chu kỳ (khoảng 2 phút) và có sẵn máy khử rung tim ngoài tự động, hãy mở máy và làm theo hướng dẫn. Nếu bạn chưa được đào tạo về cách sử dụng máy khử rung, nhân viên trực tổng đài cấp cứu có thể hướng dẫn cho bạn. Nhân viên được đào tạo tại nhiều địa điểm công cộng cũng có thể cung cấp và sử dụng máy khử rung tim ngoài. Sử dụng miếng đệm dành cho trẻ em, nếu có, cho trẻ từ 1 - 8 tuổi. Nếu không có miếng đệm dành cho trẻ em, hãy dùng loại dành cho người lớn. Không dùng máy khử rung ngoài cho trẻ dưới 1 tuổi. Nếu không có máy khử rung ngoài, hãy làm theo bước 5 dưới đây.
    • Tiếp tục hồi sức tim phổi cho đến khi có dấu hiệu cử động hoặc cho đến khi nhân viên y tế tiếp nhận nạn nhân.
    Hồi sức tim phổi ở trẻ em
    Qui trình hồi sức tim phổi cho trẻ từ 1 - 8 tuổi về cơ bản giống như qui trình dành cho người lớn. Những khác biệt gồm:
    • Thực hiện 5 chu kỳ ấn tim và thổi ngạt trên trẻ - điều này mất khoảng 2 phút - trước khi gọi cấp cứu, trừ khi có người khác gọi cấp cứu trong khi bạn chuyên tâm vào trẻ.
    • Chỉ dùng một tay để ấn tim.
    • Thổi ngạt nhẹ nhàng hơn
    • Sử dụng nhịp ấn tim/thổi ngạt như ở người lớn: 30 lần ấn tim tiếp theo là hai lần thổi ngạt. Đó là một chu kỳ. Sau hai hơi thổi ngạt, ngay lập tức bắt đầu chu kỳ ấn tim và thổi ngạt tiếp theo. Tiếp tục cho đến khi nạn nhân cử động hoặc đến khi có sự trợ giúp.
    Tiến hành hồi sức tim phổi ở trẻ nhỏ
    Phần lớn các trường hợp ngừng tim ở trẻ dưới 1 tuổi là do thiếu oxy, như trong trường hợp đuối nước hoặc sặc. Nếu bạn biết trẻ bị tắc đường hô hấp, trước tiên hãy áp dụng biện pháp sơ cứu cho trường hợp sặc. Nếu bạn không biết tại sao trẻ ngừng thở, hãy tiến hành hồi sức tim phổi.
    Để bắt đầu, hãy đánh giá tình hình. Vỗ vào trẻ và xem trẻ có đáp ứng, như cử động hay không, nhưng đừng lắc mạnh trẻ.
    Nếu không có đáp ứng, hãy thực hiện qui trình hồi sức tim phổi và gọi cấp cứu như sau:
    • Nếu bạn chỉ có một mình và trẻ cần hồi sức tim phổi, hãy tiến hành hồi sức tim phổi trong 2 phút - khoảng 5 chu kỳ - trước khi gọi cấp cứu.
    • Nếu có thêm người, hãy nhờ người đó gọi cấp cứu ngay trong khi bạn chăm sóc cho trẻ.
    Đường thở: Khai thông đường thở
    • Đặt trẻ nằm ngửa trên bề mặt cứng, phẳng như mặt bàn, sàn nhà hoặc nền đất.
    • Đẩy đầu ngửa nhẹ ra sau bằng cách dùng một tay đẩy cằm lên và tay kia ấn trán xuống.
    • Trong thời gian không quá 10 giây, ghé tai vào sát miệng trẻ và kiểm tra hơi thở. Tìm chuyển động của ngực, nghe tiếng thở, và cảm nhận hơi thở trên má và tai bạn.
    • Nếu trẻ không thở, bắt đầu thổi ngạt miệng-miệng ngay.
    Thổi ngạt: Thở cho trẻ
    • Áp miệng của bạn trùm lên cả miệng và mũi trẻ.
    • Chuẩn bị thổi ngạt hai hơi. Dùng sức của má để thổi nhẹ không khí (thay vì thở sâu từ phổi) để từ từ thổi vào miệng trẻ trong một giây. Nhìn xem lồng ngực của trẻ có phồng lên không. Nếu có, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không phồng lên, đẩy đầu trẻ ngửa trở lại và thổi ngạt lần hai.
    • Nếu lồng ngực vẫn không phồng lên, kiểm tra miệng trẻ để đảm bảo không có dị vật bên trong. Nếu có dị vật, dùng ngón tay lấy nó ra khỏi miệng trẻ. Nếu đường thở có vẻ bị tắc nghẽn, tiến hành sơ cứu như với trẻ bị sặc.
    • Bắt đầu bóp tim - xem phần “Bóp tim ngoài lồng ngực” dưới đây
    Bóp tim ngoài lồng ngực: Phục hồi tuần hoàn máu
    • Tưởng tượng một đường thẳng chạy ngang nối hai núm vú của trẻ. Đặt hai ngón tay của một bàn tay ở giữa ngực ngay dưới đường này.
    • Ấn nhẹ lồng ngực xuống khoảng 1/3 đến 1/2 chiều sâu của lồng ngực.
    • Đếm to trong khi bạn ấn với nhịp khá nhanh. Bạn cần ấn với tốc độ khoảng 100 lần/phút.
    • Cứ sau 30 lần ấn lại thổi ngạt hai hơi.
    • Thực hiện hồi sức tim phổi trong khoảng 2 phút trước khi gọi giúp đỡ trừ khi có người khác gọi cấp cứu trong khi bạn chăm sóc cho trẻ.
    • Tiếp tục hồi sức tim phổi cho đến khi bạn thấy các dấu hiệu sống hoặc cho đến khi có nhân viên y tế đến tiếp nhận nạn nhân.

  12. The Following User Says Thank You to trai_goc_sung For This Useful Post:

    tony00 (03-11-2010)

  13. #7
    Họ tên
    le huy truyen
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    36
    Bài viết
    138
    Thanks
    78
    Thanked 108 Times in 49 Posts

    Mặc định ngộ độc thực phẩm

    NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
    Thứ tư, 23 Tháng 2 2005 16:29 Sơ cấp cứu - Ngộ độc

    A. Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ?
    {mosimage}Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, các chất độc hại hóa học, độc hại vật lý có thể gây ngộ độc nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
    1. Các tác nhân sinh học chính gây ô nhiễm bao gồm: vi khuẩn, nấm mốc, vi rút và ký sinh vật
    • Vi khuẩn có ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Phân nước thải, rác bụi, thực phẩm tươi sống là ổ chứa của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Trong không khí và ngay ở trên cơ thể người cũng có hàng trăm loại vi khuẩn, cư trú ở da (đặc biệt là ở bàn tay), ở miệng, ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, bộ phận sinh dục, tiết niệu. Thức ăn chín để ở nhiệt độ bình thường là môi trường tốt cho vi khuẩn trong không khí xâm nhập và phát triển rất nhanh, đặc biệt các thức ăn còn thừa sau các bữa ăn chỉ cần một vài giờ là số lượng vi khuẩn có thể sinh sản đạt đến mức gây ngộ độc thực phẩm.
    • Nấm mốc thường gặp trong môi trường sống, nhất là ở trong các lợi ngũ cốc, quả hạt có dầu dự trữ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở nước ta. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, một số loại còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Aflatoxin là độc tố vi nấm được biết rõ nhất do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc có thể gây ung thư gan.
    • Vi rút gây ngộ độc thực phẩm thường có trong ruột người. Các nhuyễn thể sống ở vùng nước ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân tươi hoặc các món rau sống chuẩn bị trong điều kiện thiếu vệ sinh thường hay bị nhiễm vi rút bại liệt, vi rút viêm gan.
    - Virút có thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm, với một lượng rất ít virút đã gây nhiễm bệnh cho người. Virút nhiễm ở người có thể lây sang người khác trước khi phát bệnh.
    • Ký sinh vật thường gặp trong thực phẩm là giun sán. Người ăn phải thịt có ấu trùng sán dây trong thịt bò (sán dây bò), trong thịt lợn (thịt lợn gạo) chưa nấu chín, khi vào cơ thể thì ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở đường tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa.
    - Khi ăn cá nước ngọt như cá diếc, cá rô, cá chép, cá trôi… có nang trùng sán lá gan nhỏ chưa nấu chín thì nang trùng chuyển tới ống mật, lên gan và phát triển ở gan thành sán trưởng thành gây tổn thương gan mật
    - Nếu ăn phải tôm, cua có nang trùng sán lá phổi chưa nấu chín hoặc uống nước có nang trùng thì chúng sẽ xuyên qua thành ruột và qua cơ hoành lên phổi, phát triển thành sán trưởng thành gây viêm phế quản, đau ngực, ho khạc ra máu nguy hiểm. Bệnh do giun xoắn cũng bởi tập quán ăn thịt tái, nem bằng thịt sống, ăn tiết canh có ấu trùng gây nhiễm độc, dị ứng, sốt cao, liệt cơ hô hấp có thể dẫn đến tử vong.
    2. Những độc hại hóa học thường gây ô nhiễm trong thực phẩm như:
    • Các chất ô nhiễm trong công nghiệp và môi trường như: các dioxin, các chất phóng xạ, các kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, asen, cadimi…)
    • Các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp: thuốc bảo vệ thực vật, động vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun sán và chất hun khói.
    • Các chất phụ gia sử dụng không đúng qui định: các chất tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, ổn định, chất bảo quản, chất chống ôxy hóa, chất tẩy rửa… và các hợp chất không mong muốn trong vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
    • Các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến thịt hun khói, dầu mỡ bị cháy khét, các hợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong thực phẩm, sự sản sinh độc tố trong quá trình bảo quản, dự trữ bị nhiễm nấm mốc (độc tố vi nấm) hay biến chất ôi hỏng.
    - Các độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như mầm khoai tây, sắn, đậu mèo, măng, nấm độc, cá nóc, cá cóc…
    - Các chất gây dị ứng trong một số hải sản, nhộng tôm… các độc hại nguồn gốc vật lý như các mảnh thuỷ tinh, gỗ, kim loại, đá sạn, xương, móng, lông, tóc và các vật lạ khác lẫn vào thực phẩm cũng gây nguy hại đáng kể như gãy răng, hóc xương, tổn thương niêm mạc dạ dày, miệng…
    B. Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
    TÓM TẮT MỘT SỐ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM THƯỜNG GẶP

    NGUYÊN NHÂN
    THỰC PHẨM


    TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC

    Salmonella Trứng, thịt gia cầm nấu chưa chín. Sốt, tiêu chảy, đau bụng, nôn.
    Campylobater Sữa tươi, nước chưa khử trùng hoặc đun sôi, thịt gia cầm nấu chưa chín Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, phân có máu.
    V. cholerae
    (phẩy khuẩn tả) Sử dụng nguồn nước ô nhiễm để làm kem, đá hoặc tưới rửa rau quả. Nấu chưa chín hoặc ăn sống cá, nhuyễn thể sống ở nguồn nước bị ô nhiễm. Tiêu chảy phân lỏng nhiều nước kèm theo nôn và đau bụng.
    Clostridium botulinum(vikhuẩn kị khí) Thực phẩm đóng hộp bị ô nhiễm trong quá trình chế biến: cá, thịt, các loại rau. Giảm trương lực cơ, đặc biệt là ở mắt (nhìn mờ) và ở phổi (gây khó thở).
    Escherichia Coli Thịt, cá, rau, sữa tưới, nước bị ô nhiễm phân người. Tiêu chảy, có loại gây triệu chứng giống hội chứng lỵ hoặc phân có máu, bệnh tả.
    Staphylococcus aureus (tụ cầu) Sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm nấu chưa chín. Nhiễm trùng từ mũi, tay và da lây sang thức ăn chín. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, không sốt, mất nước nặng.
    Shigella (lỵ) Sữa và thực phẩm bị ẩm ướt, nhiễm phân. Tiêu chảy, phân có máu, sốt trong những trường hợp nặng.
    Bacillus cereus Ngũ cốc, rau, sữa, thịt quay hoặc rán. Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
    Thuốc bảo vệ thực vật Các loại rau quả tươi, chè Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ. Tổn thương não gây hội chứng nhiễm độc não do thuỷ ngân, photpho hữu cơ và clo hữu cơ. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, máu, tiết niệu, nội tiết, tuyến giáp và có thể dẫn đến tử vong.
    Độc tố vi nấm
    (Aflatoxin) Đậu, lạc, vừng, hạt hướng dương và các loại ngũ cốc. Gây rối loạn chức năng gan có thể dẫn đến ung thư.
    Ngộ độc sắn Sắn Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, các trường hợp ngộ độc nặng có biểu hiện rối loạn thần kinh, co cứng cơ giống như bệnh uốn ván và có thể dẫn tới tử vong sau khoảng 30 phút.
    Ngộ độc nấm


    Nấm độc màu vàng sáp (Gyromitra) Ngộ độc xảy ra 8-10 giờ sau khi ăn nấm. Đau bụng, nôn, sau đó xuất hiện vàng da và có thể dẫn đến tử vong.
    Nấm độc màu nhạt (Amanita phalloides) Xảy ra 9-11 giờ sau khi ăn, gây rối loạn dạ dày, ruột kèm theo đau bụng, vô niệu, gan to, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong.
    Nấm đỏ (Amanita muscaria) Xảy ra sau 1-6 giờ sau khi ăn, gây toát mồ hôi, chảy dãi, nôn mửa, tiêu chảy, co đồng tử, trường hợp nặng có thể hôn mê, co giật.

    C. Một số biện pháp xử trí thông thường trong ngộ độc thực phẩm
    Khi có trư¬ờng hợp nhiễm độc, ngộ độc do thức ăn hoặc nghi ngờ bi ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, n¬ước tiểu… để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người bị ngộ độc. Xử trí cấp cứu trư¬ớc tiên là phải làm cho ng¬ười bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá huỷ độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
    Loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể:
    • Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn.
    • Rửa dạ dày: rửa dạ đày càng sớm càng tốt, chậm nhất là tr¬ước 6 giờ. Có thể dùng nư¬ớc ấm, nước muối sinh lý để rửa.
    • Tẩy ruột: nếu thời gian ngộ độc lâu trên 6 giờ thì có thể dùng thuốc tẩy magie sulphat, natri sulphat.
    • Gây bài niệu bằng cách truyền dịch.
    Giải độc:
    • Dùng phư¬ơng pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt.
    • Trung hòa chất độc
    • Giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc.
    Nói chung khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm cần đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời những biện pháp thông thường.

  14. The Following User Says Thank You to trai_goc_sung For This Useful Post:

    tony00 (03-11-2010)

  15. #8
    Họ tên
    le huy truyen
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    36
    Bài viết
    138
    Thanks
    78
    Thanked 108 Times in 49 Posts

    Mặc định những sai lầm khi sơ cấp cứu

    những sai lầm trong sơ cấp cứu
    1. Bị đứt lìa tay, chân

    Không được ướp phần chi bị đứt rời trực tiếp bằng đá lạnh mà nên quấn chúng trong một miếng gạc ẩm, bỏ vào một cái túi không thấm nước rồi đặt túi vào thùng đá. Đem phần chi bị đứt đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tăng cơ hội nối lại chi cho nạn nhân.

    Trong trường hợp nạn nhân sắp sửa bước vào phòng mổ, tốt nhất là nên để bụng đói. Đối với vết thương ở tay, chân hay trên những bộ phận khác của cơ thể, dùng đá chườm để vết thương bớt sưng tấy rồi dùng vải khô, sạch băng lại.

    2. Bị gãy răng

    Đừng cọ rửa mạnh chiếc răng bị gãy dù nó rất dơ. Chỉ cần giội qua là được. Bỏ chiếc răng bị gãy vào sữa rồi đem đến bệnh viện cùng với nạn nhân. Có thể sẽ còn cơ hội trồng lại chiếc răng đó.

    3. Bị bỏng

    Không được bôi kem đánh răng, mỡ, bơ hay bất cứ thứ gì tương tự lên vết bỏng. Cũng đừng phủ khăn hay mền lên vết bỏng hở vì lông trên khăn hay vải mền sẽ bám vào bề mặt vết bỏng và gây nhiễm trùng. Nếu nạn nhân bị bỏng nặng, không được chọc vỡ các nốt phồng giộp hoặc gỡ quần áo bị dính trên cơ thể nạn nhân ra khỏi người họ.

    Đối với trường hợp bỏng nhẹ, nên đặt chỗ bỏng dưới một vòi nước lạnh để làm dịu cơn đau của nạn nhân. Sau đó, bôi thuốc trị bỏng. Trong trường hợp bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải đưa nạn nhân ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất dù nạn nhân chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, bạn cũng nên xử trí tương tự.

    4. Bị điện giật

    Đừng bỏ qua việc sơ cấp cứu bỏng do điện giật dù bạn không nhận thấy dấu hiệu bị bỏng. Điện giật có thể gây bỏng sâu và nghiêm trọng bên trong cơ thể. Ngay lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

    5. Bị bong gân

    Không được dùng cao dán hay bôi dầu nóng vì sẽ làm nặng hơn tình trạng xuất huyết dưới da. (Các mạch máu giãn nở và bể ra khi gặp nóng còn khi gặp lạnh chúng sẽ co lại). Nên dùng đá lạnh chườm vào chỗ bị bong gân hay bầm tím. Nếu nạn nhân cảm thấy quá đau, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất vì có thể cơn đau đó do chấn thương gãy xương gây ra.

    6. Bị chảy máu cam

    Không nên ngả người về phía sau. Sau khi mũi hết chảy máu cam, đừng khịt mũi hay cúi gập người về trước. Giữ nạn nhân đứng thẳng. Đều đặn ngả người về phía trước và dùng tay kẹp chặt 2 bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc nạn nhân cảm nhận đã nuốt quá nhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

    7. Bị chảy máu

    Không nên dùng garô để cầm máu vì bạn có thể làm tổn thương các mô tế bào trên cơ thể nạn nhân do garô chặt làm máu không lưu thông được tới các bộ phận lành khác. Nên dùng một chiếc khăn hay gạc sạch đắp và quấn vừa phải lên vết thương đang chảy máu. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu máu không ngừng chảy, vết thương nứt rộng hoặc vết thương do một con vật nào đó cắn. Đừng quên giữ ấm cho nạn nhân để nạn nhân không bị sốc.

    8. Bị ngộ độc thực phẩm

    Không cố gây nôn hoặc cho nạn nhân uống xi-rô Ipecac trừ phi được các nhân viên cấp cứu hướng dẫn làm như vậy. Gọi cấp cứu và nhớ đem theo thức ăn thức uống mà nạn nhân đã ăn hay đã uống trước đó đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Tốt nhất là nên đựng thức ăn/thức uống đó bằng chính những vật dụng mà nạn nhân đã sử dụng để chứa.

    9. Bị que, cọc đâm vào người

    Không được rút que/cọc ra khỏi người nạn nhân vì làm như thế có thể sẽ làm cho que/cọc gây tổn thương nặng hơn hoặc sẽ làm tăng nguy cơ bị chảy rất nhiều máu. Điều cần làm là cố gắng cố định vật đã đâm vào người nạn nhân rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

    10. Bị tai biến mạch máu não

    Không được đặt bất cứ vật gì lên miệng của nạn nhân và di chuyển nạn nhân nhiều để tránh gây ngạt thở hoặc làm cho mạch máu trong não bị vỡ nhiều hơn. Không được cạo gió hay cắt lễ. Nên đặt nạn nhân nằm trên một mặt phẳng cứng, tốt nhất là ở nơi thoáng khí. Nghiêng người nạn nhân sang một bên và lập tức gọi cấp cứu.

  16. The Following 2 Users Say Thank You to trai_goc_sung For This Useful Post:

    meoxu (05-11-2010), tony00 (03-11-2010)

  17. #9
    Họ tên
    le huy truyen
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    36
    Bài viết
    138
    Thanks
    78
    Thanked 108 Times in 49 Posts

    Mặc định xử lí tình huống khi đi trại

    1. RẮN CẮN

    Khi bị rắn cắn, bất kể là loại rắn nào, ta cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu chu vi vết cắn gây đau nhức kịch liệt, sưng phù, nạn nhân nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn… thì có thể là đã bị rắn độc cắn. Dựa vào con rắn đã đánh, bắt được: rắn lục, hổ mang, cạp nong, cạp nia...
    a. Triệu chứng:
    - Nếu là rắn lục hay chàm quạp thì vết thương xưng tấy đau nhức rất nhanh.
    - Nếu là rắn hổ, vết thương ít sưng đau nhưng vài giờ sau nạn nhân có thể chết vì ngạt thở do chất độc làm liệt hô hấp.
    b. Xử lý:
    - Thật bình tĩnh, không được cử động mạnh. Nếu không nọc độc sẽ càng lan nhanh trong cơ thể.
    - Dùng băng cuộn hay nẹp vải băng chặt phía trên vết rắn cắn khoảng 5cm. Nếu làm garô thì phải cẩn thận: cứ sau 1 giờ thì nới garô 1 lần, ghi chép nhật ký garô.
    - Khử khuẩn vết cắn bằng thuốc tím hoặc cồn íôt. Có thể tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng hoặc các loại nước có chất chua hay chát.
    - Lấy một con dao thật bén đã khử trùng sạch sẽ (bằng lửa là tốt nhất) rạch vào mổi vết răng nanh một hình chữ thập (+) dài khoảng 1cm và sâu 1,2cm.
    - Dùng miệng (không sâu răng hoặc có vết thương bên trong) hút nọc độc và nhổ đi trong khoảng 15 phút. Nếu có ống giác hơi thì càng tốt. Lưu ý: Phương pháp này phải làm ngay sau khi bị cắn, chứ nếu đã bị cắn sau 30 phút rồi thì xem như vô ích.
    - Cho nạn nhân uống cà phê hoặc chè đặc.
    - Quấn nước đá vào một khăn vải và đắp chườm xung quanh vết rắn cắn.
    c. Chữa dân gian
    -Hòa chung 20g bù ngót (hoặc rau răm hay cây kim vàng) với 5g phèn chua: giã nhuyễn, nước để uống, xác đắp lên vết cắn.
    - Nhai cùng một lúc 6-7 lá trầu, 1 qủa cau, một chút vôi trầu, một miếng quế bằng ½ ngón tay út giã nhuyễn. Nuốt hết nước cốt vào miệng.
    - Chuyển nạnnhân đến bệnh viện (tránh bị dằn xóc-càng êm càng tốt).


    2. SỐT CAO
    a. Triệu chứng:
    Sốt cao có nhiều nguyên nhân, nhưng bản thân sốt coa trên 39 độ C có thễ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
    b. Xử trí:
    - Đối với trẻ nhỏ, cởi hết quần áo, mũ trên người đứa trẻ.
    - Ở người lớn chỉ cho mặc quần lót.
    - Chườm khăn, nước lạnh hoặc nước mát lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy – khi hết lạnh, thay khăn khác.
    - Quạt cho người bệnh.
    - Chỉ ngừng khi nhiệt độ hạ xuống dưới 38 độ C.
    - Cho uống nhiều nước lạnh, nước trái cây.
    - Nếu sốt cao qúa 40 độ C có thể xuất hiện co giật.
    - Phải chườm lạnh tích cực hơn.
    - Khi đỡ sốt, mời bác sĩ khám để tìm nguyên nhân.
    - Không được cho uống Aspirin nếu bệnh nhân hay đau vùng dạ dày (bụng trên).

    3. CHẢY MÁU CAM
    Xử trí:
    - Ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không nuốt máu.
    - Bóp chặt hai cánh mũi bằng hai ngón tay trong 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy.
    - Nếu máu vẫn chảy, làm một nút bông gòn dài thấm bông vào một nửa ống Adrenalin rồi nút vào lỗ mũi, để thò đầu bông ra ngoài.
    - Tiếp tục bóp chặt mũi.
    - Vài giờ sau, bỏ tay ra kiểm tra xem máu còn chảy không?
    - Ở người nhiều tuổi, máu thường chảy ở lỗ mũi sau, khó cầm, cho nạn nhân cúi đầu về phía trước, ngậm một hăn tay mùi xoa đã gấp nhỏ, không được nuốt.
    - Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện

    4. ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU
    a. Triệu chứng:
    - Xảy ra sau bữa ăn quá nhiều món, thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn lạ.
    - Nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy.
    b. Xử trí:
    Uống một cốc nước hòa 1 muỗng canh bicacbonat (thuốc muối) hoặc uống một cốc chè đường. Nhịn ăn một bữa.
    Tuy nhiên cần cảnh giác, phải đi khám bệnh khi:
    - Cơn đau kéo dài qúa 2 giờ.
    - Nôn mửa qúa nửa giờ.
    - Sốt trên 37,5 độ.

    5. NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
    a. Triệu chứng:
    - Xảy ra khoảng 6 giờ sau khi ăn.
    - Thức ăn ôi thiu, đồ hộp qúa hạn sử dụng.
    - Đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần.
    - Hoa mắt, chóng mặt, ngất, vã mồ hôi.
    b.Xử trí:
    - Lấy một lông gà đã rửa sạch, ngoáy họng để gây nôn. Giữ lại chất nôn và nước tiểu.
    - Sưởi ấm.
    - Điều tra diễn biến sự việc ở người xung quanh.
    - Chuyển bệnh viện hoặc mời bác sĩ.

    NGỘ ĐỘC NẤM

    * MỘT SỐ CÁCH PHÂN BIỆT GIỮA NẤM ĐỘC VÀ NẤM ĂN ĐƯỢC.
    + Nấm độc:
    - Thường có hình thù kỳ dị.
    - Màu sắc rực rỡ và có ánh lân tinh khi để trong bóng tối.
    - Ngắt đọt cây thấy có nhựa trắng.
    - Nhai thử thì thấy có vị đắng, cay hay buồn nôn.
    - Nếu nấu lên 15 phút, sau đó bỏ vật bằng bạc hay bằng đồng mà bề mặt vật đó bị đen lại.
    - Hoặc có bọc loe hình chén – còn gọi là yếm chân cứng (xem hình).
    + Nấm ăn được:
    - Dưới mũ có kẻ khía.
    - Trên mặt mũ thường trơn láng một màu.
    - Có thể có bọc loe (yếm) mềm hình chén ở chân.
    Triệu chứng và xử trí:
    Tùy thuộc loại.
    - Loại nấm gây nôn mửa, ỉa chảy 1 – 4 giờ sau khi ăn. Chỉ cần gây nôn (nếu đến sớm) cho uống nước đường, nước mía. Hoặc nếu có thể uống than hoạt tính tán nhỏ thì rất tốt.
    - Loại nấm (rất ngọt) gây viêm gan nhiễm độc sau 12 giờ, dễ gây tử vong (vàng da, hôn mê). Cho bệnh nhân uống nước đường rồi chuyển đến bệnh viện ngay.
    * Tóm lại nếu không biết chắc thì tốt nhất là đừng ăn kẻo ngộ độc rất nguy hiểm.
    NGỘ ĐỘC THUỐC
    - Hay gặp ở trẻ em: cha mẹ cho uống qúa liều hoặc tưởng lầm thuốc là kẹo.
    - Thường gặp ở những người có chủ trương tự tử.
    Triệu chứng:
    - Xanh tím, vã mồ hôi.
    - Thở nông hoặc ngưng thở.
    Xử trí:
    - Thổi ngạt.
    - Chuyển ngay đến bệnh viện.
    6. SAY NẮNG
    Là tác dụng trực tiếp của ánh nắng lên đầu, gáy nạn nhân trong một thời gian dài.
    a. Triệu chứng:
    - Da đỏ, rất nóng và khô.
    - Nhức đầu, khó chịu, chóng mặt, mệt, đau lưng.
    - Nôn mửa, xây xẩm mặt mày, khó thở.
    - Cuối cùng là hôn mê, trụy mạch nếu không được cứu chữa.
    - Thân nhiệt cao: 40 – 41 độ C. Đôi khi trên 42 độ C, lúc này người bị nạn có thể bất tỉnh.
    b. Xử trí:
    - Đưa nạn nhân đến chỗ râm mát.
    - Đặt nằm, đầu hơi cao, cởi quần áo. Quạt cho nạn nhân.
    - Chườm lạnh bằng khăn ở đầu (trán, gáy), ở ngực, bụng và hai đùi.
    - Cho uống nhiều nước lạnh có pha nước muối (nửa thìa cà phê cho 1 lít nước).
    - Chuyển nạnn nhân đến bệnh viện, không đắp chăn. Tiếp tục chườm lạnh.

    7. SAY NÓNG
    Là tình trạng cơ thể ở trong một môi trường qúa nóng nhưng ẩm ướt và không có gío, lao động chân tay nặng nhọc.
    Có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh sốt cao lại được bọc trong chăn (mền).
    a. Triệu chứng:
    - Mệt rã rời, chuột rút. Có thể không sốt.
    - Da lạnh, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, lạnh, đồng tử giãn.
    - Mạch nhanh, nhịp thở nhanh.
    - Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
    - Có thể trụy mạch, ngất xỉu.
    - Đối với trẻ nhỏ: sốt cao, lên cơn giật.
    b. Xử trí:
    - Đặt nạn nhân ở nơi mát.
    - Cho uống nước lạnh hoặc nước có pha 1 thìa (muỗng) cà phê muối cho 1 lít nước.
    - Mời bác sĩ.

    8. CHÓ DẠI CẮN
    Xử lý:
    - Tìm cách điều tra con chó vừa mới cắn mình xong. Nếu là chó dại thì phải nhờ người cố bắt được, không được đánh chết nó.
    - Để cho vết thương chảy máu cho nước dãi chó ra bớt.
    - Khử khuẩn da xung quanh nhiều lần bằng thuốc tím, cồn íôt hoặc cồn 70 độ, băng lại.
    - Đưa đến trạm vệ sinh phòng dịch hoặc viện Pasteur (nếu ở thành phố) để tiêm phòng dại và phòng uốn ván. Nếu giữ con chó đó trong 10 ngày mà không có chuyện gì xảy ra thì có thể ngưng chích.
    9. RẾT CẮN
    Rết là một loài bò sát có rất nhiều chân (cả trăm chân), có một đôi răng nhọn hoắt. Sau khi cắn người thì chất độc từ lỗ chân răng phóng thẳng vào vết thương.
    a. Triệu chứng:
    - Nếu nhẹ: Sưng nhức, khó chịu.
    - Nếu nặng: tổ chức cục bộ bị hoại tử làm viêm tuyến bạch huyết, nóng sốt cao độ, đau nhức đầu, lợm giọng, buồn nôn mửa.
    b. Xử lý:
    - Rửa bằng xà bông nước hoặc dung dịch Amoniac.
    - Chườm lạnh nhằm làm giảm đau nhức.
    - Nếu không thuyên giảm thì chuyển vào bệnh viện.
    Theo dân gian:
    - Hạt tắc (quất) giã nhỏ, đắp vào vết cắn.
    - Giã bạc hà hay lấy rau sam đắp vào vết cắn.
    - Hơ chỗ bị cắn vào ngọn đèn hay lửa cho bị nóng lên.
    - Thọc tay vào cổ gà lấy chất nhờn bôi vào vết cắn.
    - Lấy gòn thấm dầu hôi bóp mạnh vào vết thương.

    10. BÒ CẠP CHÍCH
    Mũi kim ở cuối phần đuôi Bò cạp có chứa nọc độc cực kỳ lợi hại và có một số trường hợp có thể đưa đến tử vong, ta không nên xem thường.
    a. Triệu chứng:
    Người bị Bò cạp chích cảm thấy đau nhức và sưng tấy lên, chảy cả nước mắt nước mũi, lợm giọng, nôn mửa, tê lưỡi, nhức đầu, buồn ngủ, thở hổn hển, thậm chí có thể hôn mê, nóng sốt cao độ, viêm tụy.
    b. Xử lý:
    - Tìm cách lấy ngòi châm độc ra.
    - Rửa nước sạch chỗ bị chích, lấy vải lạnh băng lại.
    - Chữa bằng cách giác hơi giống như bị rắn cắn.
    - Có thể chữa theo dân gian bằng cách rửa sạch và giã nát Bồ công anh và Đại thanh diệp để đắp lên vết thương.
    - Nếu thấy chưa thuyên giảm thì phải chuyển gấp vào bệnh viện.

    11. ONG ĐỐT
    a. Triệu chứng:
    Đau nhức kịch liệt, sưng tấy đỏ, nóng sốt cao độ, lợm giọng, nôn mửa, lòng bồn chồn hay kích động; nặng hơn có thể bị hôn mê hoặc tử vong.
    b. Xử lý:
    - Tìm cách gắp ngòi và túi độc của ong.
    - Có thể rửa bằng một trong những loại nước sau: Nước xà phòng, dung dịch Amoniac, nước vôi hoặc không có thì nước sạch cũng được.
    - Tán nhỏ Aspirin và rắc lên nơi bị chích để giảm đau.
    - Nếu là ong vàng thì rửa bằng giấm hoặc hành tươi.
    - Có thể chữa theo dân gian bằng cách rửa sạch và giã nát Thất diệp nhất chi hoa, Tử hoa địa đinh, bồ công anh và Bán biên liên để đắp lên vết thương.
    - Người dân tộc thường cố đập chết con ong lấy xác xé làm đôi và đắp lên vết cắn.
    - Dùng gạc tiệt trùng để băng bó vết thương.
    - Nếu có nhiều vết đốt thì chuyển viện gấp.

    12. ĐỈA HOẶC VẮT CẮN
    Hãy yên tâm, hai con này cắn thì không thấy đau, nhưng sẽ bị mất máu.
    Đỉa thì ở dưới nước: ao, hồ… to bằng khoảng ngón tay út. Người ta có câu “Dai như đỉa” có nghĩa là khi nó đã bám vào người nào để hút máu thì rất khó dứt ra. Vết cắn của nó hơi ngứa ngứa chút đỉnh.
    Vắt thì ở trên cạn, chỉ nhỏ bằng que tăm, thường nằm dưới lá ẩm mục. Nó có vẻ “khôn” hơn con đỉa ở chỗ: Không bao giờ hút máu liền ngay sau khi bám vào người chúng ta. Nó thường cẩn thận bò len lỏi vào những chỗ kín nhất trong cơ thể chúng ta, lúc ấy mới tiến hành hút máu. Đến khi ta phát hiện thì hỡi ôi! Con vắt ban đầu chỉ bằng que tăm, giờ đây nó đã lớn bằng ngón tay cái. Điều đ1o có thể hiểu rằng số lượng máu của ta mất đi ngang bằng với kích thước thực tại của nó.
    a. Triệu chứng:
    Sau khi cắn, những con vật này thường tiết ra chất Hirudin nên máu cứ chảy không ngừng vì chất này có khả năng chống đông máu.
    b. Xử lý:
    - Con đỉa kỵ vôi hoặc xà phòng. Do đó, khi đi tắm chỗ nào nghi có đỉa thì nên mang theo 2 thứ đó. Nên khi nếu lỡ ta bị đỉa hút máu, thì hãy bôi một trong 2 thứ này vào: Nó sẽ nhả ra ngay.
    - Nếu chúng chui vào mũi hoặc tai (hoặc bất kỳ ngóc ngách nào trên co thể): lấy nước vôi trong bơm vào cho nó nhả ra. Sau đó dùng kẹp gắp.
    - Dùng mật ong nguyên chất nhỏ vào, nó cũng nhả ra.
    - Bôi dung dịch Perchlorure mà đem cầm máu là hiệu qủa nhất.

    13. VE CẮN
    Có 2 loại ve: Ve cắn (mà người ta hay gọi là ve chó) và ve không cắn (ve sầu kêu rả rích vào mùa hè).Triệu chứng:
    - Khi cắn vào ai, ve sẽ bám vào và hút máu.
    - Khi có động, ve sẽ tự động làm đứt phần đầu giả (nhỏ xíu nhưng đầy gai) dính lại vào vết cắn làm cho nạn nhân đau đớn, có khi cả năm sau mới hết khó chịu.
    Xử lý:
    - Nếu ve còn bám vào da, không nên động vào nó mà nên dùng nước điếu nhỏ vào, hoặc có thể lấy lửa diêm hay than đỏ dí từ từ vào, nó sẽ tự rơi ra.
    - Sau đó dùng vôi ăn trầu bôi vào vết cắn.
    - Nếu có thuốc mỡ DEP để bôi vào là tốt nhất.

    14. NGỨA DO TRÚNG MẮT MÈO
    a. Triệu chứng:
    Khi bị trúng mắt mèo, ta thấy rất ngứa. Nếu gãi lãi càng thấy ngứa thêm, vết gãi sẽ càng tấy đỏ. Trái mắt mèo giống trái me nhưng đầy lông gây ngứa, nếu trúng mắt có thể gây mù mắt.
    b. Xử lý:
    - Đốt giấy hơ lên chỗ ngứa.
    - Nắm cơm nếp (hoặc cơm tẻ cũng được) lăn trên da mặt.
    - Hoặc dùng băng keo dán vào những nơi da bị ngứa rồi lột ra để loại bỏ các lông

  18. The Following 3 Users Say Thank You to trai_goc_sung For This Useful Post:

    co 3 la (24-06-2012), meoxu (05-11-2010), tony00 (03-11-2010)

  19. #10
    Họ tên
    Nguyễn Thị Khánh Ly
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Đang ở
    phu nhuan
    Tuổi
    31
    Bài viết
    27
    Thanks
    48
    Thanked 9 Times in 4 Posts

    Mặc định

    a ơi ko nhớ hết nổi! nhỡ ma gặp tình huống bất ngờ thì chịu thua

+ Trả lời Chủ đề

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình