THƯ VIỆN ẢNH ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI
365 BÀI HÁT NGỌN LỬA TRÁI TIM
Love Telling Nhật Huyền nhắn với ĐỘI CTXH: Chúc mừng sinh nhật lần thứ 30 của Đội! <3 VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với ...: ... Trần Vy nhắn với anh Ninh Tiến Đạt: Boss chayooooo!!! Xuyến Nguyễn nhắn với ĐỘI CTXH: HAPPY NEW YEAR 2017 Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: Đời loài người này rất vội Em ơi cứ sống sao cho mình thấy vui Sống như ta chưa từng được sống Cầm bàn tay ta đi qua đêm dài is2CTXH nhắn với mọi người: Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Đừng để tuổi trẻ mình trôi qua một cách nhạt nhẽo, b Xuyến Nguyễn nhắn với ...: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ MỘT KỲ THI TỐT ĐẸP VÀ MỘT CHUYẾN ĐI MHX THẬT Ý NGHĨA Quang Duy nhắn với mọi người: Sức trẻ Kinh tế đang đến rất gần rồi, cùng cố gắng để có một ngày Hội trại thật vui và thành công nhé! Xuyến Nguyễn nhắn với K40 - K41: chúc các bạn một kỳ nghĩ dưỡng thật vui vẻ.

+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 8 của 8

Chủ đề: Quan niệm về Công tác xã hội (Thuật ngữ khoa học, Nguồn tài liệu CTXH)

  1. #1
    Họ tên
    GnurtiV27
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    41
    Bài viết
    138
    Thanks
    34
    Thanked 557 Times in 89 Posts

    Lightbulb Quan niệm về Công tác xã hội (Thuật ngữ khoa học, Nguồn tài liệu CTXH)

    Thuật ngữ công tác xã hội được dùng khá rộng rãi để chỉ các hoạt động (các tổ chức, đoàn thể) từ những hình thức giúp đỡ, hỗ trợ cá nhân thiếu hụt chức năng xã hội. Mặc dù vậy, nếu xét dưới góc độ khoa học thì cách áp dụng đó hoàn toàn chưa phù hợp và đúng ý nghĩa khi nhiều nhà khoa học khẳng định rằng công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn.

    Mỗi người từ khi sinh ra đến lúc mất đi là một quá trình sinh–lão–bệnh–tử, trong chu trình sống của mình, cá nhân nào cũng thường bắt gặp những biến cố của bản thân, của xã hội. Trong lịch sử, bất cứ xã hội nào cũng có những mô hình hỗ trợ cá nhân có những éo le, hoàn cảnh khó khăn, như nhà chùa ở Phương Đông, nhà thờ ở Phương Tây… Các vấn đề xã hội theo đúng nghĩa của nó xuất hiện mạnh mẽ vào thời kỳ công nghiệp hoá, đô thị hoá. Con người trở thành nạn nhân của các vấn đề xã hội, có nghĩa là sự thiếu hụt chức năng của cá nhân không chỉ do yếu kém của cá nhân mà còn do tác động của quá trình biến đổi kinh tế văn hoá xã hội. Những gì xẩy ra ở Luân Đôn vào thời điểm đầu cuộc cách mạng công nghiệp đã chứng minh được bản chất của những vấn đề xã hội đó. Người dân với nhu cầu lao động để tồn tại và phát triển đã đổ về các trung tâm sản xuất, họ rời bỏ gia đình về sống tạm bợ ở những khu nhà ổ chuột. Các vấn đề xã hội diễn ra ở bình diện rộng nẩy sinh những tệ nạn xã hội. Đứng trước những vấn đề đó, ở Luân Đôn có một nhóm người tình nguyện đi cứu giúp, ban đầu là cứu giúp những người thất nghiệp nghèo đói, nhưng cứ làm như vậy thì đó cũng là hình thức giúp họ chây lười, ỷ nại. Các tình nguyện viên đã xác định được việc nâng cao khả năng tự giải quyết khó khăn, tự nâng cao năng lực xã hội của đối tượng – và điều đó đã trở thành nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội. Các phong trào đó đã lan rộng sang Châu Âu, châu Mỹ. Các nơi liên kết với nhau, đã tạo thành tổ chức và nổi bật nhất là các hình thức tổ chức từ thiện. Năm 1901, trường công tác xã hội chính quy đào tạo về công tác xã hội được thành lập ở New York đã đánh dấu bước đầu ngành khoa học công tác xã hội.

    Ngay từ khi hình thành, công tác xã hội luôn thay đổi theo sự chuyển biến của xã hội và sự phát triển của các ngành khoa học. Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản là tăng cường khả năng tự giúp của cá nhân, các cán sự xã hội đầu tiên đã nhận thức được việc cần nắm vững nguyên nhân tác động thay vì chỉ kêu gọi cá nhân tự thay đổi. Có nghĩa là không chỉ có các hình thức tác động đến cá nhân mà còn có những hình thức tác động đến nhóm, cộng đồng và toàn bộ xã hội. Từ đây hoạt động công tác xã hội không còn là việc làm từ thiện mà là việc làm đã có tác động đến nhiều khía cạnh khác của xã hội.

    Việc đào tạo nhân viên xã hội đã phát triển từ New York đến các quốc gia Châu Âu, sang Châu Á, Châu Mỹ. Ngày nay nhân viên công tác xã hội được đào tạo theo nhiều cấp, theo nhiều hình thức khác nhau và có kiến thức liên ngành khá đa dạng với xã hội học, tâm lý học… Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ 20, nhân viên xã hội chuyên nghiệp đã được tổ chức thành nghiệp đoàn quốc gia (National Association of Social Workers - NASW) và liên kết thành liên đoàn các đoàn chuyên nghiệp công tác xã hội quốc tế (Inernational Federation of Social Workers - IFSW) có trụ sở ngày nay tại Genève, Thuỵ Sỹ.

    Ở Việt Nam, quá trình du nhập công tác xã hội ban đầu được biết qua những cán sự xã hội người Pháp trong tổ chức Chữ Thập đỏ và quân đội Pháp. Năm 1947, khóa học đầu tiên đào tạo cán sự xã hội được Hội Chữ thập đỏ Pháp tổ chức tại Trung tâm Thevenet và trung tâm này đã hoạt động đến 1975. Lực lượng cán sự lúc bấy giờ còn ít thường tập trung tại các cơ quan, xí nghiệp của người Pháp. Do lịch sử của đất nước ta có nhiều biến động nên sự phát triển công tác xã hội ở Miền Nam có xu hướng phát triển mạnh hơn Miền Bắc từ những năm 50 đến nay.

    Thông qua quá trình phát triển ngành công tác xã hội, công tác xã hội luôn thay đổi phương pháp, cách thức tổ chức để đáp ứng với nhu cầu giúp thân chủ giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Đó chính là quá trình làm thay đổi nhận thức, chức năng của công tác xã hội.

    Những hình thức hoạt động công tác xã hội trong giai đoạn hiện nay được đánh giá và tập trung theo các nội dung sau: Các chương trình duy trì thu nhập; Các dịch vụ đối với gia đình, đối với trẻ em, đối với người cao tuổi; Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần; Công tác xã hội đối với những đối tượng sửa chữa sai lầm; Công tác xã hội với đối tượng tàn tật…

    Cụ thể hơn, sự thay đổi nhận thức về công tác xã hội trong xu thế toàn cầu hoá cần được phân tích, nhận biết thông qua những vấn đề sau:

    ... còn tiếp ....

    View more latest threads same category:

    Last edited by VR.shvn; 25-06-2009 at 03:46 PM.
    Vẫn xanh màu áo
    VR.shvn________________

    El Che: "Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích mà là trên từng chặng đường đi"

  2. The Following 7 Users Say Thank You to VR.shvn For This Useful Post:

    HatomiRika (25-06-2009), Khỉ Đại Ca (12-08-2014), kibum (29-01-2010), thanhtruck34 (25-06-2009), tinhmaik (23-06-2010), xuancuong_kt08 (03-11-2009)

  3. #2
    Họ tên
    GnurtiV27
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    41
    Bài viết
    138
    Thanks
    34
    Thanked 557 Times in 89 Posts

    Lightbulb Quan niệm về Công tác xã hội (tt)

    1. Xác định vấn đề xã hội trong sự biến đổi của xã hội

    Vấn đề xã hội - một thuật ngữ chung được áp dụng đến hàng loạt những điều kiện và những hành vi lệch lạc được thể hiện ra là những hình thức biểu thị của sự rối loạn về tổ chức và đối với sự thay đổi chính xác theo một số ý nghĩa về bộ máy xã hội. Những vấn đề này bao gồm những hành vi sai lệch (tội phạm, vị thành niên phạm tội, mại dâm, bệnh tinh thần, nghiện ma tuý, tự sát…) và xung đột xã hội (xung đột sắc tộc, bạo lực gia đình, bất đồng trong hoạt động công nghiệp..). Trong những cấu trúc xã hội phức tạp của các xã hội công nghiệp hiện đại, trong quá trình hội nhập cao, các cá nhân và các nhóm cũng được biểu lộ ra là khác nhau, các cá nhân có những vị thế và vai trò khác nhau cũng hướng đến là khác biệt trong những đánh giá về các tình huống xã hội, cũng như đối với việc tạo nên một vấn đề xã hội cần có giải pháp. Các khía cạnh của đời sống xã hội được nhìn nhận với sự quan tâm và can thiệp chính xác. Việc xác định vấn đề xã hội là kết quả của các quá trình xã hội bao gồm việc đánh giá về đạo đức về hành vi của con người. Trong phân tích các vấn đề xã hội, rất quan trọng để xác định các nhóm người có gắn với hành vi có vấn đề. Ví dụ, một số tác giả đã cho rằng các chính sách xã hội giải quyết vấn đề nghèo đói được thực hiện nhằm hỗ trợ thêm lợi ích của những người sở hữu đất và những người làm chủ sở hữu tư bản hơn là giải quyết nghèo đói với sự quan tâm đến người nghèo. Một số tác giả khác cũng cho rằng nhiều nhà nghiên cứu có động cơ đi giải thích bản chất và sự phát triển của các xã hội công nghiệp, tư bản bởi vì họ quan tâm đến sự phát triển của các vấn đề xã hội là xảy ra rõ ràng, là hậu quả của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, toàn cầu hoá. Việc xác định vấn đề xã hội cho thấy có một số hình thức can thiệp xã hội thông qua các chính sách xã hội, luật pháp mới, các mô hình mới về công tác với cộng đồng. Một số tác giả khác lại cho rằng có mối quan hệ giữa các vấn đề xã hội, chính sách xã hội và kiểm soát xã hội. Vấn đề xã hội là uyển ngữ cho các vấn đề chính trị, nó chỉ dược giải quyết thông qua những giải pháp chính trị

    Công tác xã hội luôn cần đi vào xác định các vấn đề mang tính xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng để có được những phương pháp trị liệu cụ thể. Chúng ta xác định một vấn đề cá nhân là vấn đề có những nguyên nhân và giải pháp nằm trong chính cá nhân và môi trường xung quanh cá nhân đó. Một vấn đề xã hội là vấn đề có những nguyên nhân và giải pháp nằm bên ngoài cá nhân và môi trường cá nhân đó. Nhà xã hội học Mỹ, C.W. Mill đã có sự phân biệt giữa hai thuật ngữ này. Ông gọi vấn đề cá nhân là những trạng thái bất an của cá nhân trong môi trường sống, còn vấn đề xã hội là các vấn đề chung của cấu trúc xã hội. Nếu một người dân đô thị trong tình trạng thất nghiệp, cá nhân đó sẽ có tình trạng rắc rối của mình. Cá nhân đó có thể là lười nhác, có vấn đề về nhân cách, thiếu khả năng, năng lực, khó khăn gia đình… Nhưng nếu có 10 triệu chỗ làm việc mà có tới 15 triệu người đi tìm việc thì chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề xã hội. Chắc chắn, ngay khi không có những vấn đề cá nhân, có tới 1/3 số người đi tìm việc làm sẽ thất nghiệp. Vấn đề đó không thể giải quyết được chỉ bằng cách thúc đẩy động cơ, nâng cao kỹ năng, phẩm chất cá nhân.

    Việc chúng ta xác định các vấn đề mang tính cá nhân và xã hội là rất quan trọng. Sự tách biệt giữa chúng cần xác định những nguyên nhân chúng ta tìm ra các kết quả và làm sao đi đến giải quyết những vấn đề đó. Vấn đề xã hội nảy sinh, đặc biệt từ quá trình toàn cầu hoá được xác định theo nhóm các vấn đề sau:
    - Nhóm các vấn đề về sai lệch: sai lệch về khác biệt tình dục, nghiện rượu và ma tuý, bạo lực.
    - Nhóm các vấn đề về bất bình đẳng: nghèo đói, tuổi già, bất bình đẳng giới, chủng tộc, tôn giáo, đồng tính luyến ái,
    - Nhóm các vấn đề về thiết chế xã hội: việc làm và kinh tế, giáo dục, các vấn đề gia đình, sức khoẻ thể chất, tinh thần.
    - Nhóm các vấn đề mang tính toàn cầu: chiến tranh, môi trường và dân số

    ... còn tiếp ....
    Vẫn xanh màu áo
    VR.shvn________________

    El Che: "Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích mà là trên từng chặng đường đi"

  4. The Following 2 Users Say Thank You to VR.shvn For This Useful Post:

    Khỉ Đại Ca (12-08-2014), thanhtruck34 (25-06-2009)

  5. #3
    Họ tên
    GnurtiV27
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    41
    Bài viết
    138
    Thanks
    34
    Thanked 557 Times in 89 Posts

    Lightbulb Quan niệm về Công tác xã hội (tt)

    2. Quan niệm chung về công tác xã hội:

    Không còn coi công tác xã hội đơn thuần là hoạt động cứu trợ, giúp đỡ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn mà cần xem công tác xã hội như là “những hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của cá nhân”. Những hoạt động này cần đảm bảo các quan điểm, nguyên tắc và qui điều đạo đức của ngành. Công tác xã hội được định nghĩa như là những hoạt động áp dụng những kiến thức, quan điểm xã hội và kỹ năng chuyên môn để thực hiện chỉ thị của xã hội trong việc cung cấp các dịch vụ đảm bảo sự an sinh và đáp ứng nhu cầu của các thành viên. Công tác xã hội tìm cách tăng cường chức năng xã hội của cá nhân và nhóm bằng các hoạt động tập trung vào các quan hệ xã hội của họ, tạo nên sự tương tác giữa con người với môi trường xung quanh. Những hoạt động này có thể được nhóm thành 3 chức năng: Phục hồi chức năng bị suy thoái, cung cấp các nguồn năng lực cá nhân và xã hội và ngăn chặn sự suy thoái chức năng xã hội.

    Có rất nhiều quan điểm đưa ra về công tác xã hội, có thể xem xét một số quan điểm sau:

    - Có nhiều nghiên cứu, bài viết khác nhau chỉ ra một số giả định sau về công tác xã hội, có thể được nhìn nhận thấy: (1) công tác xã hội giống như tất cả các ngành khoa học khác đều có chức năng giải quyết vấn đề; (2) thực hành công tác xã hội là một nghệ thuật, có nền tảng khoa học và giá trị; (3) công tác xã hội là một ngành đã đi vào thực tế và đang tiếp tục phát triển vì nó đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của con người và được xã hội công nhận…; (4) thực hành công tác xã hội bao hàm những giá trị xã hội. Tuy nhiên những giá trị này không nhất thiết phải được tạo ra trong xã hội một cách đồng loạt hay có tính trội hơn; (5) cơ sở khoa học của công tác xã hội bao gồm 3 loại kiến thức: kiến thức đã được kiểm nghiệm; kiến thức dựa trên những giả thuyết đòi hỏi phải được chuyển thành kiến thức đã kiểm nghiệm; kiến thức giả định (hay kinh nghiệm thực tế) cần được chuyển thành kiến thức dựa trên giả thuyết và kiến thức đã được kiểm nghiệm; (6) kiến thức cần thiết cho thực hành công tác xã hội do mục đích, chức năng và những vấn đề mà nó tìm cách giải quyết quyết định; (7) việc quốc tế hoá giá trị và kiến thức chuyên môn là một đặc điểm nổi bật của nhân viên xã hội chuyên nghiệp vì chính cá nhân này là công cụ hỗ trợ nghề nghiệp; (8) kỹ năng nghề nghiệp được thể hiện ở các hoạt động của nhân viên xã hội…

    - Công tác xã hội được quan tâm và bao hàm những tương tác giữa cá nhân và các thiết chế xã hội có ảnh hưởng đến khả năng của con người thực hiện các nhiệm vụ của họ, hiện thực hoá những mong ước và các giá trị, xoá bỏ căng thẳng. Những tương tác này giữa những cá nhân và thiết chế xã hội xẩy ra trong bối cảnh về những cái tốt của xã hội trên bình diện rộng hơn. Có 3 mục tiêu mà công tác xã hội hướng đến: thứ nhất, làm tăng cường cách giải quyết vấn đề, đối mặt với các vấn đề khó khăn và khả năng phát triển của con người; thứ hai, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của con người với các hệ thống cung cấp nguồn lực và dịch vụ; thứ ba, liên kết mọi người với các hệ thống có thể cung cấp cho họ dịch vụ, nguồn lực và cơ hội.

    - Tác giả Bùi Thế Cường đã chỉ ra 7 yếu tố trong định nghĩa về công tác xã hội:
    Thứ nhất, công tác xã hội là một dạng hoạt động; Thứ hai, công tác xã hội mang tính thực tiễn và cụ thể (nó tác động trực tiếp với con người, gia đình, các nhóm xã hội và cộng đồng. Đây không phải là hoạt động thuần tuý nghiên cứu, quản lý hay chính sách, mặc dù tất cả những hoạt động này đều bao hàm và được vận dụng trong công tác xã hội); Thứ ba, công tác xã hội là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao hoặc mang tính phức tạp; Thứ tư, công tác xã hội phân biệt với những hoạt động khác (mặc dù nội dung và mục đích có phần tương đồng nhưng do công tác xã hội có những nguyên tắc, phương pháp tác động, can thiệp đặc thù); Thứ năm, công tác xã hội xã hội làm việc trực tiếp với cá nhân và nhóm người nhưng không làm thay họ; Thứ sáu, công tác xã hội không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề của con người và xã hội; Thứ bảy, qua việc giúp đỡ con người giải quyết những vấn đề xã hội của bản thân, công tác xã hội thực hiện mục tiêu chung là hướng đến phúc lợi, hạnh phúc cho mọi người, sự ổn định và phát triển bền vững cho cộng đồng và xã hội.

    - Về đối tượng tác động của công tác xã hội:
    Cùng với sự biến đổi mọi mặt về kinh tế văn hoá, xã hội, trước những tác động của quá trình toàn cầu hoá, ngành công tác xã hội đã hướng đến đối tượng rất đa dạng: tất cả những cá nhân, nhóm, cộng đồng có thiếu hụt những chức năng xã hội đều là đối tượng cần được tác động của ngành khoa học này. Đồng thời, hoạt động của ngành khoa học này không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính quốc tế. Chính sự thay đổi nhận thức về phạm vi tác động cũng là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho ngành công tác xã hội phát triển mạnh mẽ và đa dạng về đối tượng tác động và những hình thức hoạt động.

    Như đã vạch ra về các hình thức về đối tượng tác động, trên mỗi đối tượng người làm công tác xã hội cần xác định từng vấn đề cụ thể để có những can thiệp phù hợp. Các vấn đề được phân loại như sau: những vấn đề có liên quan đến bệnh tật hay khuyết tật; thiếu nguồn lực vật chất; vấn đề học hành; những vấn đề về hành vi; bất hoà trong hôn nhân, cuộc sống gia đình; những hoàn cảnh cần dịch vụ theo dõi; tình trạng khó xử và khó khăn của thân chủ có liên quan đến những vấn đề xã hội như cờ bạc, nghiện rượu, nghiện ma tuý… Phương pháp, nguyên tắc, chuẩn mực và qui điều đạo đức của ngành công tác xã hội cũng được thay đổi sao cho phù hợp những biến đổi cụ thể của đời sống xã hội. Những quy điều, nguyên tắc đó ngày càng trở nên chặt chẽ, có tính thực tiễn cao hơn và dần hướng đến như là thiết chế xã hội đối với những cán sự xã hội.

    Trên đây là một số đánh giá về sự thay đổi nhận thức về công tác xã hội. Qua những đánh giá trên, một lần nữa cần khẳng định công tác xã hội là một ngành khoa học, là một lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nó ra đời, tồn tại và phát triển nhằm thay đổi, cải tạo thực tiễn xã hội đang thay đổi. Nếu không có sự thay đổi về đối tượng, phạm vi, nội dung hoạt động cho phù hợp với thực tiễn thì ngành khoa học này sẽ không thể cùng tồn tại, phát triển song hành cùng nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Để tóm lược phần này, có một số khía cạnh được xem là thách thức đối với công tác xã hội trong tình hình hiện nay:

    - Chúng ta đang bước vào một thời đại mới, nhiều biến đổi đang xẩy ra xung quanh chúng ta. Những biến đổi này sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với vai trò và chức năng của công tác xã hội, nó mang tính cách quốc gia và quốc tế. Kết thúc thế kỷ 20 cũng là thời điểm những hiện thực đang diễn ra của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mang tính toàn cầu đòi hỏi quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh công tác xã hội và các dịch vụ xã hội mang tính toàn cầu. Kết thúc thế kỷ 20 cũng tạm coi là kết thúc thời kỳ xung đột hệ tư tưởng, chính lý do đó các quốc gia trên thế giới còn phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, văn hoá, xã hội cũng làm tăng cường sự hợp tác giữa những nhà công tác xã hội ở các quốc gia khác nhau.

    - Các hoạt động xã hội, theo quan điểm truyền thống thường tập trung vào gia đình, cá nhân, hoặc cấp độ cộng đồng, thì trong xu thế toàn cầu hoá này, thực hiện chức năng của công tác xã hội còn được xem xét trên nhiều cấp độ khác. Những hoạt động công tác xã hội dưới môi trường chính trị, kinh tế quốc gia sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của chính quốc gia đó. Tuy nhiên, trong những năm qua, dưới sự trợ giúp của Qỹ tiền tệ thế giới (IMF), hay Ngân hàng Thế giới (WB), nhiều mô hình hoạt động công tác xã hội cũng đã thực hiện chức năng của mình không chỉ trong một quốc gia mà đã mang tính xuyên quốc gia.

    - Từ giữa những năm 1990, làn sóng người tị nạn trên quốc tế gia tăng đáng kể, điều này đòi hỏi hoạt động công tác xã hội cũng dành sự quan tâm đến đối tượng đó. Những biến đổi theo chiều hướng tích luỹ về lượng của sự đa dạng văn hoá của các quốc gia, các xã hội khác nhau, nghèo đói gia tăng… cũng có tác động không nhỏ đến sự thay đổi quan niệm và nhận thức về công tác xã hội

    Nguồn tư liệu: http://foreman.nexo.com

    Vẫn xanh màu áo
    VR.shvn________________

    El Che: "Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích mà là trên từng chặng đường đi"

  6. The Following 6 Users Say Thank You to VR.shvn For This Useful Post:

    doremonpeo (02-11-2009), Khỉ Đại Ca (12-08-2014), nplam1007 (23-08-2010), thanhtruck34 (25-06-2009), tieuthien1010 (02-11-2009), tinhmaik (23-06-2010)

  7. #4
    Họ tên
    thien
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    34
    Bài viết
    113
    Thanks
    34
    Thanked 117 Times in 36 Posts

    Mặc định

    một bài viết cực kỳ ý nghĩa.tại sao lại có ít người quan tâm thế nhỉ
    [COLOR="rgb(75, 0, 130)"]ĐỂ TIẾNG VIỆT ĐẸP MUÔN ĐỜI
    NHỮNG NGÔN NGỮ CHAT XIN MỜI BỎ QUA
    [/COLOR]

  8. #5
    Họ tên
    Meo Meo
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Tuổi
    32
    Bài viết
    383
    Thanks
    227
    Thanked 483 Times in 100 Posts

    Mặc định

    Đi tập huấn về, trải qua một đêm dài, đc nghe, đc thấy và đc trực tiếp trải qua đã thấu hiểu đc khá nhiều về Đội, về công tác xã hội và về nhiệt huyết của các anh chị đi tr'
    Mèo xù
    yauadau@gmail.com
    meoxunami_9x4

    Nụ cười có thể làm bừng sáng cả những ngày u tối nhất

  9. #6
    Họ tên
    Mẫn Mẫn
    Ngày tham gia
    Apr 2009
    Tuổi
    36
    Bài viết
    80
    Thanks
    3
    Thanked 76 Times in 27 Posts

    Unhappy

    Được trực tiếp giải quyết các tình huống thực tế các anh chị đưa ra mới thấy mình đang tới level nào? và như vậy sẽ tự phấn đấu hơn nữa. Mình được truyền lại rằng ngày xưa các thành viên kỹ năng Đội mình là VIP, đi đâu ai cũng ngưỡng mộ. thử hỏi giờ còn dc ai? tinh thần CTXH của các em hiện nay nữa? ngọn lửa đó đang...đang tàn lụi dần...chúng ta là sv, nhiệm vụ chính là học tập.chúng ta chỉ làm dc những việc trong tầm tay của chúng ta, không thể nào chuyên nghiệp để làm CTXH như các tổ chức khác: phải làm hoành tráng, dc tiếng tăm nhiều....chính điều này đã làm 1 số nhân tài của Đội k còn gắn bó nữa..thật đáng buồn....
    Last edited by jack; 04-11-2009 at 09:47 AM. Lý do: sai tên nhân vật

  10. The Following 2 Users Say Thank You to jack For This Useful Post:

    meoxu (03-11-2009), tinhmaik (23-06-2010)

  11. #7
    Họ tên
    Hồ Văn Tình
    Ngày tham gia
    Nov 2009
    Đang ở
    :: Nghệ An ::
    Bài viết
    167
    Thanks
    124
    Thanked 807 Times in 96 Posts

    Mặc định

    Bài viết rất hay và có ý nghĩa, đặc biệt là với Đội mình nữa.! thấy ít người quan tâm nên e đưa lên nếu ai chưa đọc thì đọc tham khảo nhé.
    *** *******
    HỒ VĂN TÌNH
    Y!h: tinh_maik
    Phone number: 0989822153
    Email: hovantinh@ctxh.vn

    _Người hạnh phúc nhất chính là người đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất_

  12. The Following User Says Thank You to tinhmaik For This Useful Post:

    Quynh Do (24-06-2010)

  13. #8
    Họ tên
    Đỗ Thị Quỳnh
    Ngày tham gia
    Mar 2010
    Tuổi
    33
    Bài viết
    2
    Thanks
    1
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Mặc định

    Đọc xong mới thấy đối tượng và phạm vi hoạt động của nghề CTXH rộng thật. Xã hội càng phát triển thì càng có nhiều vấn đề phát sinh, bởi thế mà ở các nước phát triển số người học và hoạt động về xã hội luôn đông đảo.

+ Trả lời Chủ đề

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình