I.Cốt truyện kịch:
Định nghĩa chuyên môn của sk thì: cốt truyện là một hệ thống các sự kiện mà qua đó tính cách đc bộc lộ,là 1 chuỗi biến cố trong cuộc sống.Cốt truyện là xương sống của kịch bản. Vậy phải xây đắp cốt truyện như thế nào? Những câu truyện ngoài đời dù hay đến mấy cũng ko thể bê nguyên xi vậy mà đủ dùng cho cốt truyện kịch. Người viết vẫn phải vận dụng những hiểu biết về cuộc đời,những mẫu người, những câu chuyện để xây đắp bổ sung thành cốt truyện hoàn chỉnh.
Tiểu thuyết có thể cho phép tác giả đứng ra tả về nhân vật hàng chương dài. Kịch ko làm đc thế ; cốt truyện kịch phải bao gồm tình huống buộc các nhân vật phải bộc lộ bản chất. Tác giả ko đc xông vào bàn luận. Kịch chỉ nên và những kịch bản hay thường chỉ bắt đầu vào lúc cuộc đời nhân vật chính ở gần cao điểm nhất. Vì giới hạn về thời gian nên cốt truyện cần phải có những tình tiết tập trung, truyền cảm và cô đọng.
II.Nhân vật kịch:
Nhân vật cần phải có sức quyến rũ, sức hút. Vừa thấy nhân vật khán giả đã phải chú ý đến ngay để tìm hiểu mặc dù có thể đã gặp nhiều lần trong đời. Kịch bản trình bày nhân vật đang đứng trong những phút sóng gió nhất. Cao trào của vở kịch cũng là cao trào của số phận cuộc đời nhân vật; vì thế tác giả phải chọn kĩ điểm xuất phát cho vở.
Nhân vật kịch ko phải dậm chân tại chỗ. Tức là nhân vật 1 màu ko biến chuyển,ko thay đổi gì hết. Người tốt thì cứ tốt mãi,kẻ xấu thì cứ xấu nguyên,những nhân vật ấy ko còn gì hấp dẫn ? Không phải ta tô vẽ hay biến đổi tính cách nhân vật mà phải lột tả sự phong phú, kỳ diệu trong tâm hồn con người. Và vì thế tình tiết kịch phải sắc sảo đậm đà!
III.Cao trào:
Cao trào là bước bố cục ko thể thiếu trong những vở kịch hay. Nhiều nhà viết kịch lỗi lạc khi suy nghĩ về bố cục đã hình dung tỉ mỉ về cao trào và phần kết của vở. Khi cầm bút viết kịch bản thì tác giả đã gần như nắm chắc trong tay từ cao trào tiến tới hạ màn cuối cùng. Những xung đột giữa 2 lực lượng đại diện các tư tưởng đối lập nhau sẽ có cuộc chạn chán nãy lửa nhất. Đến lúc ấy một bên thắng và một phải lùi bước. Các nhân vật phải có thái độ dứt khoát. Điểm gặp nhau ấy gọi là cao trào. Cao trào sẽ quy tụ vô vàn tình tiết hành động lớn nhỏ của các nhân vật, bao nhiêu ý nghĩa của vở kịch đều tập trung tại đây làm bật sáng lên ý nghĩa to lớn nhất.
IV.Xúc động:
Ngay cả trong những vở kịch sử thi hoặc tư liệu, sự xúc động cũng đc đặt ra như một tiêu chuẩn ko thể thiếu,sự xúc động có nhiều trạng thái khác nhau tùy tác giả lựa chọn. Niềm xúc động của người nghệ sĩ là diều kiện tiên quyết để có tác phẩm. Gây sốc, gây cườ,kinh ngạc,phẫn nộ,đau buồn,….đòi hỏi người viết phải giàu vốn sống và đưa những vốn sống ấy thành kịch. Tự thân người viết phải nuôi dưỡng cảm xúc nếu ko sẽ mắc vào sự giả tạo, ko chân thực thì người ta ko tin, thế là thất bại !!!
V.Hình thức kịch bản:
Một kịch bản quá nặng nề về nội dung nhưng lại quá sơ sài về hình thức nghệ thuật sẽ vô cùng ảm đạm. Những suy tư đc gói ghém trong lời kịch và cả trong hình thức nghệ thuật sẽ đem lại cho khán giả những khoái cảm thẩm mỹ đánh giá. Hình thức như là bộ áo cho tác phẩm sân khấu.
VI.Bất ngờ và hiểu lầm:
Yếu tố bất ngờ cần thiết cho kịch đến nỗi nếu ko có nó thì hầu như kịch ko tồn tại. Nó là sức hút với người xem,là những xao động dào dạt từng hồi,là những lo lắng kéo dài bỗng chốc trào lên đến ko chịu nỗi,sự xoay chuyển đột ngột làm ai cũng kinh ngạc. Những bất ngờ như vậy đc xử dụng nhiều trong 1 vở kịch. Bạn sẽ chú ý tới từng hơi thở của diễn viên ,những nhịp điệu đang dịu dàng bỗng ầm ầm chuyển động,những màu sắc ảm đạm bỗng bừng sáng lên,dòng âm thanh du dương đưa bạn qua những hồi hộp,lo âu đến thở phào nhẹ nhõm.
Tuy nhiên ko thể dùng một cách tùy tiện nếu ko sẽ phá đi cả vở kịch. Những bất ngờ của vở phải nằm trong sự phát triển tự nhiên của tính cách,phải hợp logic. Mỗi bất ngờ đều mang một dấu ấn riêng của tác giả,nhân vật trải qua những gian nan,vất vả, gặp nhiều biến động…thì đó là bất ngờ khó ai đoán đc. T có thể sử dụng những chuyện hiểu lầm bắt nguồn từ việc hiểu sai ý, hay đóng giả dạng,…
VII.Kết kịch:
Viết kịch khó nhất trong những cái khó là kết thúc. Ý nghĩa, ý đồ sâu xa hay triết lý dều thể hiện hết ở đây.Kết ko để lại ấn tượng nào, kết xong hết hẳn mọi sự, kết khô khan sặc mùi đạo lý, kết dễ dãi,… sẽ làm cho vỡ kịch nhạt đi. Những bài học đường đời trên sk là những lời khuyên về đạo đức, nếu như nhấn mạnh tuyệt đối trong lời răn của mình sẽ bị mang tiếng ko khiêm tốn. Kết cho đáp số chuẩn 100% là ko hay. Một tác phẩm hay nên đưa ra vấn đề để mọi người cùng bàn bạc và suy ngẫm. Đương nhiên phải gợi ý đến nơi đến chốn, ko kết lửng để mọi người hiểu được ý dồ của tác giả. Kết kịch phải nảy sing từ những hạt nhân đầu tiên nơi cội nguồn chuyện kịch.
Nguồn: Giáo trình Trường Cao Đẳng Sân khấu Điện Ảnh
P/S: Em rất mong đc các anh chị góp ý thêmView more latest threads same category:
- Xem phim kiếm hiệp Bách Luyện Thành Thần...
- Nhóm Kịch đẹp điểm danh và comeback đi!!!
- Lịch tập kịch ctt9 - 2014 (từ 25/8 -...
- LỊCH TẬP KỊCH CTT9 - 2014 (từ 22/8 -...
- Kịch "Công chúa ngủ trong rừng"
- Lịch tập kịch CTT4-2013 ( 01/04-07/04)
- LỊCH TẬP KỊCH CTT1 (từ 21/01/2013 đến...
- LỊCH TẬP KỊCH CTT1 (từ 14/01/2013 đến...
- LỊCH TẬP KỊCH CTT1( từ 7/1 tới 13/1)
- Thay đổi lịch tập kịch ngày 6/1/2013