THƯ VIỆN ẢNH ĐỘI CÔNG TÁC XÃ HỘI
365 BÀI HÁT NGỌN LỬA TRÁI TIM
Love Telling Nhật Huyền nhắn với ĐỘI CTXH: Chúc mừng sinh nhật lần thứ 30 của Đội! <3 VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với All: Đội Công tác xã hội trường ĐH Kinh tế Tp.HCM VR.shvn nhắn với ...: ... Trần Vy nhắn với anh Ninh Tiến Đạt: Boss chayooooo!!! Xuyến Nguyễn nhắn với ĐỘI CTXH: HAPPY NEW YEAR 2017 Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: Đời loài người này rất vội Em ơi cứ sống sao cho mình thấy vui Sống như ta chưa từng được sống Cầm bàn tay ta đi qua đêm dài is2CTXH nhắn với mọi người: Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đằm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Đừng để tuổi trẻ mình trôi qua một cách nhạt nhẽo, b Xuyến Nguyễn nhắn với ...: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Xuyến Nguyễn nhắn với mọi người: CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ MỘT KỲ THI TỐT ĐẸP VÀ MỘT CHUYẾN ĐI MHX THẬT Ý NGHĨA Quang Duy nhắn với mọi người: Sức trẻ Kinh tế đang đến rất gần rồi, cùng cố gắng để có một ngày Hội trại thật vui và thành công nhé! Xuyến Nguyễn nhắn với K40 - K41: chúc các bạn một kỳ nghĩ dưỡng thật vui vẻ.

+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 7 của 7

Chủ đề: Làm thế nào để tiếp cận Trẻ lang thang?

  1. #1
    Họ tên
    Phan Thị Đài Trang
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Đang ở
    Hồ Chí Minh City
    Tuổi
    32
    Bài viết
    520
    Thanks
    1,303
    Thanked 972 Times in 166 Posts

    Mặc định Làm thế nào để tiếp cận Trẻ lang thang?

    Trước hết chúng ta nên nhìn nhận khách quan về đối tượng mà chúng ta chuẩn bị tiếp xúc để xác định đúng với thực tế khi tiếp cận.

    Trẻ lang thang là những đứa trẻ thường xuyên kiếm sống hàng ngày trên đường phố bằng những công việc khác nhau và hầu như là những việc không được tốt lắm so với những gì mà chúng ta mong muốn ở nơi trẻ.

    Cho dù là trẻ còn sống với gia đìng hay không thì trẻ vẫn thiều đi sự quan tâm và săn sóc của gia đình đối với trẻ. Sự đổ vỡ,tổn thương về tinh thần và tình cảm của trẻ là nguyên nhân gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Quan trọng hơn hết là chúng đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại.

    Đó cũng chính là lý do tại sao ta phải tiếp cận trong công tác tình nguyện. Những đứa trẻ này sẽ thường xuyên thay đổi tâm tính ngay trong cùng một thời điểm nên khiến không ít tình nguyện viên cảm thấy khó khăn khi lần đầu tiếp xúc .

    Đặc điểm và tính cách của trẻ lang thang :

    - Trẻ lang thang là những đứa trẻ thích tự do và sự tự do đó không giống nhau qua các hoàn cảnh của từng đối tượng, cho nên phải thận trọng khi nhận xét và khuyên bảo về việc " đoàn tụ ".
    - Trẻ lang thang thông thường thì không chịu sống trong khuôn khổ và nơi ở cũng sẽ thay đổi theo nhu càu cuộc sống và công việc nên rất khó khăn cho các lần gặp sau đối với các bạn tình nguyện.
    - Các em thường có tính phòng vệ cao, đôi khi hơi hung hãn với những người lạ mặt khi chưa thật sự hiểu vấn đề của các bạn, vì vậy nụ cười thân thiện là một trong những cách để gây thiện cảm tốt nhất cho các em khi lần đầu gặp.

    Tuy vậy, ở trong tâm trí và bản chất của các em thì thông thường bộc lộ nhiều cách trong các cử chỉ hào hiệp, tương trợ và thông cảm những người cùng cảnh ngộ. Đặc biệt là các em có tính tự lập cao và biết cách tổ chức cho cuộc sống riêng của mình .

    Tâm lý chung của trẻ lang thang :

    Sự đổ vỡ,tổn thương về tinh thần và tình cảm là điều khó tránh khỏi đối với những trẻ lang thang bước ra đi từ một gia đình không hạnh phúc hay một sự xâm phạm nặng nề nào đó về tinh thần hay thân thể. Cho nên khả năng tin tưởng vào chúng ta rất ítluôn luôn tỏ ra nghi ngờ. Đó là một thực trạng nhức nhối của trẻ lang thang mà chúng ta đang phải đối mặt.

    Nhiều nhiều và rất nhiều trẻ lang thang ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh => các em sẽ tự tìm đến nhau và tập họp thành một nhóm và hoạt động sai trái trong nhiều phạm vi => cái mà chúng ta vẫn thường gọi là tệ nạn => trong tâm trạng tất cả đều bị tổn thương => các em sẽ suy nghĩ bi quan là chỉ có các em trong nhóm mới có thể hiểu và thông cảm được với nhau về nỗi đau đớn trong lòng chúng bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng trào sôi một cách mạnh mẽ không lối thoát. => các em sẽ tìm cách lãng quên, thay thế những sự thật phủ phàng mà các emđã gặp phải qua những việc như : khói thuốc và lang bạt một cách ngông cuồng, => móc túi trấn lột, nghiện hút và tình trạng này cứ kéo dài triền miên nên không ít người trong xã hội nghĩ rằng các em đã mất đi bản tính con người.

    Vậy thì làm thế nào để làm quen với trẻ ???

    Theo quan điểm và sở thích chung của các em thì việc hỏi chuyện các em là một cách tốt nhất giúp các em đỡ căng thẳng và tâm sự một cách thoải mái, bởi vì các em đều có nhiều tâm sự và mong muốn được nói ra với ai đó cho thỏa lòng và các em sẽ nhận thức được việc đó khá cao so với các em không cùng cảnh ngộ.

    Khi bắt chuyện với các em cần lưu ý :

    - Nếu không quen biết em đó, chúng ta nên chủ động giới thiệu một cách đơn giản và ngắn gọn chúng ta là ai ? Vì sao lại có mặt ở đó. Còn nếu đã quen các em ,hãy nói rõ lý do cuộc trò chuyện và cũng đừng nên chiếm nhiều thời gian cho cuộc nói chuyên này, bởi vì còn nhiều việc mà các em còn phải thực hiện trong ngày để tồn tại trong cuộc sống.
    Ví dụ như :"Chị nghe nói em muốn tìm một công việc mới phải không ? chị tin rằng
    có thể giúp em một chút đấy " ... nhưng tuyệt đối đừng nên quá máy móc trong mọi tình huống.

    -Cuộc nói chuyện với trẻ cần đựoc tiến hành trong không khí yên tĩnh và thoải mái .Chúng ta có thể bắt đầu bằng những câu đơn giản như "Em tên là gì ? Em bao nhiêu tuổi?" Điều quan trọng là phải coi mình ngang hàng với các em và hòa nhập chung tâm hồn mình với trẻ, giải thích cho các em rằng :câu chuyện của chúng ta là chuyện riêng và sẽ không một ai được biết cả .

    - Thường các cuộc nói chuyện với các em rất ngắn, vì thời gian của cà hai bên không nhiều nên cố gắng hỏi và quan tâm đến những điều hợp lý và gần gũi.
    Điều đó sẽ làm các em bớt đi căng thẳng và không gây khó khăn cho sự giao tiếp sau này. Các em cần thời gian để có lòng tin , khi trò chuyện hãy dùng những câu mang tính gợi mở, tránh những câu hỏi chỉ nhận được câu trả lời có hoặc không .

    - Điều nên làm là chúng ta cần tập trung trong khi giao tiếp như : Chăm chú lắng nghe những điều trẻ nói ,quan sát sự thay đổi nét mặt trẻ để đoán tâm tư, tình cảm và nguyện vọng thay đổi của trẻ khi cần. Chúng ta cần gật đầu hoặc mỉm cười tán thành để chứng tỏ chúng ta rất quan tâm đến điều đang nghe. Làm thế nào để các em hiểu và nhận ra rằng mình đang tôn trọng các em.

    Những điều cần nắm bắt và lưu ý trong khi giao tiếp với trẻ.

    -Tiểu sử trẻ :Tên tuổi, quê quán, gia đình, trình độ học vấn, sở thích và mơ ước, đã ở bao lâu trên đường phố, tại sao phải đi lang thang ?

    -Tình hình hiện tại : Sức khoẻ, mối quan hệ hiện thời với gia đình, điều kiện ăn ở, sống bằng nghề gì, thu nhập khoảng bao nhiêu ? Những mong muốn ổn định và khó khăn hiện tại ?

    -Quan hệ xã hội khác : Hoạt động một mình hay theo nhóm ? Có sự hỗ trợ tổ chức nào không ? đã bị bắt lần nào chưa ?

    Giúp đỡ trẻ như thế nào ?

    -Giúp các em tự tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp như : bán báo, đánh giày, giới thiệu vào các mái ấm, các trường mở, chúng ta nên hướng các em theo sự độc lập về công việc như phân công lao động, củng cố đoàn kết và phân chia tài chính .

    -Tổ chức các lớp học tình thương, lớp học nghề, cùng với trẻ tham gia các chương trình vui chơi giải trí qua đó giáo dục thái độ và cách sống tích cực .

    -Giới thiệu trẻ đến các trung tâm từ thiện của xã hội với điều kiện trẻ tự nguyện, không nên ép buộc trẻ khi thời điểm chưa đến.

    Các tình nguyện viên cần lưu ý

    -Đến với các em bằng tình cảm chân thành , xoá bỏ mặc cảm đối với trẻ như : thưong hại, né tránh, khinh ghét, thị uy ..tìm hiểu cảnh ngộ, tôn trọng tự do và nhu cầu của trẻ .

    -Giúp đỡ một cách thiết thực, tôn trọng quyền tự quyết của trẻ, phát huy tiềm năng sẵn có của trẻ, giúp các em hoà nhập cộng đồng .

    -Luôn luôn thành thật với các em, không nên vì an ủi mà hứa những việc không thể thực hiện được .

    QUAN TRỌNG LÀ CHÚNG TA KHÔNG NÊN ĐỂ TRẺ MẤT LÒNG TIN VÀO MÌNH.

    Đây là những điều căn bản giúp các tình nguyện viên tiếp xúc với trẻ lang thang.
    Nhưng đây cũng chỉ là những lý thuyết => nên cần phải linh hoạt và uyển chuyển cho từng trường hợp một, tránh chủ quan và áp đặt.

    Nguồn http://hoahuongduongvn.org

    View more latest threads same category:

    Phan Thị Đài Trang K35
    Y!H: d3vil_thatsme@yahoo.com
    E-mail: daitrangpt@gmail.com
    Tel: 01212062409

    Hoa cải đắng quên lòng mình đang đắng
    Nở hoa vàng dọc suối để ong bay...

  2. The Following 10 Users Say Thank You to Ruồi Giấm For This Useful Post:

    Mạnh Trần (15-12-2010), nhiheo_roik35 (16-12-2010), nhok_hama (16-12-2010), pe_meo_rom0892 (16-12-2010), Photoshopaholic (26-04-2012), quynhnhu_on (16-12-2010), salem (16-12-2010), Sâu róm (16-12-2010), tinhmaik (16-12-2010), ve_kon1012 (15-12-2010)

  3. #2
    Họ tên
    Thu Thúy
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Đang ở
    Bình Tân, HCM
    Tuổi
    31
    Bài viết
    200
    Thanks
    515
    Thanked 778 Times in 108 Posts

    Mặc định

    chị Trang ơi, đội mình đã từng có chương trình nào dành cho các trẻ em lang thang hay một buổi tiếp xúc , trò chuyện với các em đó chưa chị?

  4. #3
    Họ tên
    Trần Minh Mạnh
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Đang ở
    Pleiku - Gia Lai
    Tuổi
    32
    Bài viết
    567
    Thanks
    296
    Thanked 927 Times in 104 Posts

    Mặc định

    à. Về trẻ lang thang thì mình cũng đang phát triển mảng này.
    Và đang cần nhân lực.

    Trung thu năm nay mình cũng đã tiến hành tiếp cận và phát bánh Trung thu cho trẻ em lang thang đó.
    Trần Minh Mạnh K35
    Tel: 01656238023
    Email: manhtran@ctxh.vn



    Be Yours!!.!!

  5. #4
    Họ tên
    Phan Thị Đài Trang
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Đang ở
    Hồ Chí Minh City
    Tuổi
    32
    Bài viết
    520
    Thanks
    1,303
    Thanked 972 Times in 166 Posts

    Mặc định

    Theo chị được biết thôi thì chương trình Noel năm ngoái có phát quà cho trẻ lang thang á
    Muốn hiểu chi tiết hơn thì bé Thuý hỏi các anh chị lớn hơn nhé ^^

    Trẻ lang thang thì chị chưa tiếp xúc nhiều, nhưng từ khi đi với Đội mình ra Hồ con rùa, cũng có hay nói chuyện với 1 số bé gái ở đó. Chị thấy cũng khó nói chuyện
    Phan Thị Đài Trang K35
    Y!H: d3vil_thatsme@yahoo.com
    E-mail: daitrangpt@gmail.com
    Tel: 01212062409

    Hoa cải đắng quên lòng mình đang đắng
    Nở hoa vàng dọc suối để ong bay...

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Ruồi Giấm For This Useful Post:

    Mạnh Trần (15-12-2010), ve_kon1012 (15-12-2010)

  7. #5
    Họ tên
    Thu Thúy
    Ngày tham gia
    Oct 2010
    Đang ở
    Bình Tân, HCM
    Tuổi
    31
    Bài viết
    200
    Thanks
    515
    Thanked 778 Times in 108 Posts

    Mặc định

    hình như em thấy mấy anh trong đội mình dễ nói chuyện với mấy bé đó hơn mấy chị.

  8. #6
    Họ tên
    Trần Minh Mạnh
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Đang ở
    Pleiku - Gia Lai
    Tuổi
    32
    Bài viết
    567
    Thanks
    296
    Thanked 927 Times in 104 Posts

    Mặc định

    Vấn đề không phải vậy đâu em. Là do thời gian tiếp xúc đó. các bé đó quen dần thui. hôm nào em thử ra Hồ Con rùa nói chuyện với các bé đi.
    Last edited by Mạnh Trần; 15-12-2010 at 11:59 PM. Lý do: Em viết sai chính tả :D
    Trần Minh Mạnh K35
    Tel: 01656238023
    Email: manhtran@ctxh.vn



    Be Yours!!.!!

  9. The Following User Says Thank You to Mạnh Trần For This Useful Post:

    be meo (16-12-2010)

  10. #7
    Họ tên
    GnurtiV27
    Ngày tham gia
    Mar 2009
    Tuổi
    41
    Bài viết
    138
    Thanks
    34
    Thanked 557 Times in 89 Posts

    Mặc định

    Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có bao gồm cả trẻ em lang thang trong đó. Trong các mái ấm nhà mở dành cho trẻ em, trừ một số mái ấm nhà mở chuyên biệt là dành cho đối tượng trẻ em chuyên biệt ra, đa số các mái ấm nhà mở còn lại là dành cho trẻ em lang thang cơ nhỡ.
    Trẻ em lang thang thì chúng ta dễ gặp. Thông thường, các em ban ngày vẫn đi mưu sinh, chiều tối mới về mái ấm để sinh hoạt. Còn việc học hành thì còn tùy đối tượng. Nếu may mắn thì các em vẫn đến trường bình thường. Một số khác thì học chữ ngay tại mái ấm và do các thầy cô và tình nguyện viên dạy. Một số khác thì không may mắn như vậy, các em mù chữ...
    Khi tiếp xúc với các em, rào cản lớn nhất giữa chúng ta và các em chính là cái "bề ngoài". Với chúng ta, các em có vẻ "quá rành đời", "quậy", "vô lễ"... Với các em, chúng ta quá "hiền", có thể "lợi dụng được" hoặc quá "sạch sẽ" và khác biệt. Những lần tiếp xúc ban đầu, chúng ta dễ bị sốc trước thái độ của các em, thất vọng vì không đạt được điều mà mình muốn là "được chia sẻ" cùng các em. Nhưng khi các em đã tin tưởng, chúng ta sẽ được nghe và biết nhiều hơn về những mảnh đời của các em. Vì lẽ đó, đối với đối tượng này, các bạn nam trong Đội với lợi thế đặc trưng của "nam CTXH" thường dễ tiếp cận các em hơn (chắc là do ít "sạch sẽ" hơn các bạn nữ ). Khác với các em khuyết tật, tuy các em thường trầm lặng nhưng dễ tiếp xúc và thu được kết quả nhanh, còn đối với các em lang thang, chúng ta cần cố gắng và kiên trì mới có thể có kết quả.
    Cơ sở lớn nhất dành cho đối tượng này là Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thiếu niên Thành Phố. Đội chúng ta đã đến đây và cơ sở khác nhiều lần trong những năm trước, tuy nhiên, vì nhiều lý do, chủ yếu là chủ quan từ "cách nhìn" của BĐH Đội và nhóm Mái ấm nhà mở, chúng ta dần tập trung nguồn lực vào đối tượng trẻ em khuyết tật và một số đối tượng khác "dễ hơn" và phù hợp hơn với nhu cầu của đội viên.
    Vẫn xanh màu áo
    VR.shvn________________

    El Che: "Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích mà là trên từng chặng đường đi"

  11. The Following 7 Users Say Thank You to VR.shvn For This Useful Post:

    Mạnh Trần (16-12-2010), quynhnhu_on (16-12-2010), riohuynh (16-12-2010), Ruồi Giấm (16-12-2010), Sâu róm (16-12-2010), tinhmaik (16-12-2010), ve_kon1012 (16-12-2010)

+ Trả lời Chủ đề

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

     

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình